Nhảy đến nội dung

Chính quyền TT Trump thay đổi thái độ về xung đột Nga - Ukraine

Trong những tuần gần đây, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã có những thay đổi trong cách tiếp cận với Ukraine, nhất là sau khi thỏa thuận khoảng sản được hai bên ký kết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc gặp ở Washington ngày 28/2. Ảnh: Reuters.

Khi Phó tổng thống Mỹ JD Vance nhận được hỏi về cuộc chiến ở Ukraine tại một diễn đàn chính sách đối ngoại ở Washington tuần trước, các nhà ngoại giao đã chuẩn bị tinh thần để nghe những lời chỉ trích Kyiv và một sự thông cảm ngầm dành cho Moscow.

Tuy nhiên, ông Vance nói về một loạt đề xuất của Nga nhằm chấm dứt xung đột và nhận định: "Chúng tôi nghĩ rằng họ đang yêu cầu quá nhiều".

Theo tờ Financial Times, phát biểu này khiến những người tham dự đã rất ngạc nhiên. Phó tổng thống Vance là một trong những nhân vật chỉ trích Tổng thống Volodymyr Zelensky và cáo buộc nhà lãnh đạo Ukraine này không thể hiện đủ lòng biết ơn đối với Mỹ vì những gì mà Washington đã ủng hộ với Kyiv. Khi đó, nhiều người đã nhìn nhận về một viễn cảnh dường như được báo trước về sự rạn nứt nghiêm trọng trong quan hệ giữa Kyiv và Washington.

Bình luận vào tuần trước của ông Vance được đánh giá là một phần trong sự thay đổi đáng chú ý về thái độ của chính quyền Tổng thống Trump. Các quan chức Mỹ dường như ngày càng thể hiện “mất kiên nhẫn” với phía Nga.

Những nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt chiến tranh đã được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong những ngày gần đây. Theo đề xuất của Tổng thống Vladimir Putin, Nga và Ukraine sẽ tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5.

Hôm 13/5, một quan chức Nhà Trắng cho biết Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và các đặc phái viên của Trump là ông Steve Witkoff và ông Keith Kellogg sẽ tham gia vòng đàm phán này.

Dẫu vậy, mục tiêu quan trọng nhất mà ông Trump theo đuổi là một lệnh ngừng bắn dẫn đến đàm phán hòa bình và chấm dứt chiến tranh vẫn chưa đạt được. Tổng thống Putin dường như vẫn chưa trực tiếp đồng ý về một lệnh ngừng bắn với Ukraine, bất chấp phương Tây tiếp tục đe dọa gia tăng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt.

Thực tế rằng Mỹ đã đưa ra một số đề xuất vào tháng trước có lợi cho phía Nga nhằm kết thúc chiến tranh. Khi đó, Washington đã thể hiện thiện chí khi yêu cầu công nhận quyền kiểm soát của Nga tại Crimea – một nhượng bộ khiến cả Ukraine và EU tức giận, nhưng chưa nhận được sự đồng ý hoàn toàn từ Nga.

Trong khi đó, mối quan hệ giữa Kyiv và Washington dường như đã dần phục hồi kể từ sau cuộc tranh cãi tại Phòng Bầu dục hồi tháng 2. Nhiều nhà nhân tích nhận định rằng điều này một phần là nhờ vào thỏa thuận khoáng sản mở đường cho việc đầu tư chung vào các nguồn tài nguyên quan trọng tại Ukraine giữa hai nước.

Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Phó thủ tướng thứ nhất Ukraine Yulia Svyrydenko ký một thỏa thuận 'đối tác kinh tế' vào ngày 30/4 tại Washington. Thỏa thuận này cho phép Mỹ sẽ được ưu tiên tiếp cận các dự án khai thác khoáng sản mới ở Ukraine, đồng thời rót vốn cho các hoạt động tái thiết đất nước này.

Một quan chức Ukraine cho biết thỏa thuận này khiến khả năng Mỹ tiếp tục hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine trở nên khả thi hơn. “Giờ thì ông Trump đã có phần lợi ích trong cuộc chơi”, người này nói.

Nhưng đến nay vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Trump có thực sự chuyển hướng “sự đồng cảm” của mình sang Ukraine hay không, hay liệu ông có chuẩn bị trừng phạt Nga như một cách thúc đẩy Nga ngồi vào bàn đàm phán, kết thúc cuộc chiến với Ukraine hay không.

Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây và và đặc phái viên Mỹ tại Ukraine Kellogg chỉ trích lời đề nghị đàm phán trực tiếp của Tổng thống Putin khi cho rằng cần phải đạt được điều kiện ngừng bắn trước. Tuy nhiên, ông Trump lại ca ngợi bước đi mới của nhà lãnh đạo Nga và cho đây là "một ngày có thể tuyệt vời cho Nga và Ukraine".

Trong khi đó, nhiều chuyên gia nhận định phía Nga đang trông chờ vào việc Tổng thống Trump sẽ mất kiên nhẫn với tiến trình hòa bình. Khi đó, ông Trump có thể sẽ “mất hứng thú”, người Mỹ sẽ cắt đứt viện trợ quân sự, và điều đó sẽ khiến quân đội Ukraine yếu đi, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga cho biết.

Dù vậy, nhiều người khác tin rằng nguy cơ Tổng thống Mỹ từ bỏ Ukraine đang giảm đi trong những tuần gần đây. Ông Thomas Graham, cựu giám đốc cấp cao phụ trách vấn đề Nga trong đội ngũ nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết ông Trump sẽ sẽ khó đạt được một trong những mục tiêu chính của mình là “tái lập quan hệ với Nga” nếu không giải quyết được vấn đề Ukraine.

"Có quá nhiều thứ bị đe dọa. Đúng, ông ấy vẫn có thể rời khỏi Ukraine - nhưng nếu ông ấy làm vậy thì trông không khác một thất bại", ông Thomas Graham nhận xét.

Những cuốn sách hay về châu Âu

Tri Thức - Znews giới thiệu tới độc giả các cuốn sách hay nên đọc để hiểu thêm về châu Âu, khu vực có bề dày lịch sử được mệnh danh là "lục địa già".

Độc giả có thể xem thêm tại đây.
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn