Nhảy đến nội dung
 

Chiến sự căng thẳng, hòa đàm Ukraine sẽ về đâu ?

Vài ngày qua, Nga và Ukraine tấn công nhau dồn dập và tỏ ra nghi ngờ về mong muốn hòa bình của đối phương.

UAV oanh tạc thường xuyên

Hôm qua, Không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng 69 tên lửa và 298 máy bay không người lái (UAV) để tấn công lãnh thổ Ukraine từ đêm 24.5 đến rạng sáng 25.5. Ukraine ngăn chặn 45 tên lửa và vô hiệu hóa 266 UAV. Đợt tấn công làm ít nhất 12 người thiệt mạng, gồm 4 người tại thủ đô Kyiv và các vùng lân cận, theo AFP. Đây là đêm thứ hai liên tiếp Ukraine hứng chịu đợt tấn công hỗn hợp quy mô lớn như vậy.

Ở chiều ngược lại, Bộ Quốc phòng Nga thông báo các đơn vị phòng không đã bắn hạ 110 UAV của Ukraine trên lãnh thổ Nga từ nửa đêm đến 7 giờ sáng 25.5. Phía Nga trước đó cho hay tổng số UAV mà Ukraine phóng đến trong vài ngày qua đã lên đến khoảng 800 chiếc.

Các cuộc tấn công qua lại diễn ra giữa lúc hai bên đang thực hiện màn trao đổi tù binh và dân thường lớn nhất từ đầu xung đột. Việc trao đổi tù binh là kết quả thực tế nhất đạt được trong cuộc đối thoại trực tiếp của phái đoàn hai nước vào hôm 16.5 tại TP.Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Theo đó, mỗi bên sẽ nhận về 1.000 người. Hãng TASS dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói trên truyền hình rằng đợt trao đổi tù binh với Ukraine do Nga đề xuất chứng minh phương Tây đã sai lầm khi cáo buộc Moscow không muốn đàm phán.

Phá hoại đàm phán ?

Ngày 23.5, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố cho rằng việc Ukraine gia tăng tấn công Nga bằng UAV là chiến lược chính trị nhằm phá hoại tiến trình đàm phán hòa bình trực tiếp do Mỹ làm trung gian, theo Đài RT. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ trích vai trò của một số nước châu Âu trong việc này, nói rằng họ đang kéo cựu lục địa vào cuộc chiến chống Nga nhằm tạo điều kiện quân sự hóa châu Âu.

Đáp lại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tối 24.5 nói các đợt tấn công gần đây của Nga chứng tỏ nước này đang kéo dài chiến sự. "Với mỗi cuộc tấn công như vậy, thế giới thấy được rõ hơn rằng chính Moscow mới là bên kéo dài cuộc chiến này. Giờ đây, rõ ràng phải có thêm nhiều áp lực lên Nga để bắt đầu ngoại giao thực thụ. Chỉ có bổ sung cấm vận nhằm vào các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế Nga mới buộc Moscow ngừng tấn công", ông Zelensky nói.

Châu Âu gần đây tung gói cấm vận thứ 17 lên Nga trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối tham gia, lo ngại Moscow sẽ rút khỏi bàn đàm phán. Theo tờ The Washington Post, chính quyền Mỹ đã không cam kết bổ sung viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine. Gần đây, ông Trump còn hé lộ khả năng giao lại vai trò trung gian cho châu Âu, thậm chí là Vatican. Nga và Ukraine vẫn chưa ấn định thời gian và địa điểm để nối lại đàm phán.

Trong bản đánh giá trình lên Quốc hội Mỹ trong tháng này, Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc phòng Jeffrey Krause cho rằng việc thiếu một giải pháp được đàm phán hoặc sự hỗ trợ mạnh mẽ của phương Tây có thể khiến xung đột tiếp tục dần dần theo chiều hướng có lợi cho Nga đến hết năm 2025, dù bước tiến trên chiến trường của Nga đang chậm dần và đi kèm với mất mát lớn về nhân lực lẫn trang thiết bị. Báo cáo cũng nêu Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn muốn chiến thắng và các mục tiêu của ông hầu như không thay đổi, đó là một nước Ukraine trung lập, bị hạn chế năng lực quân sự và nhà nước bị phân mảnh hơn nữa. Nga chưa bình luận về báo cáo này.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn