Nhảy đến nội dung
 

Châu Á giữa thách thức khó lường từ chính sách thuế của Mỹ

Các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đang đối mặt với những diễn biến khó lường trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức "chốt hạ" chính sách thuế đầy đủ với các bên.

AP hôm qua (13.7) dẫn lời bà Wendy Cutler, Phó chủ tịch Viện Chính sách xã hội châu Á (Mỹ) - cựu quyền Phó đại diện thương mại Mỹ, nhận xét các động thái gần đây của Tổng thống Trump cho thấy "sự không thể đoán trước, không mạch lạc và quyết đoán ngày càng tăng" trong các chính sách thương mại của ông.

Tình hình thiếu chắc chắn

Trong phân tích gửi đến Thanh Niên mới đây, Standard & Poor's (S&P) Global Ratings, nhà xếp hạng tín nhiệm tín dụng hàng đầu thế giới, đánh giá: "Thuế quan thương mại và chiến tranh đã làm tăng rủi ro đối với xếp hạng các nền kinh tế APAC trong năm nay. Đến nay, thiệt hại đối với các chỉ số tín dụng đã được kiềm chế bởi lệnh ngừng bắn ở Trung Đông và Mỹ tạm dừng hầu hết các đợt tăng thuế. Tuy nhiên, S&P Global Ratings tin rằng các vấn đề trên tồn tại sự không chắc chắn sẽ tiếp tục đe dọa động lực tích cực đối với các nền kinh tế khu vực".

Theo S&P Global Ratings, ngay trước khi hết hạn cuối, Mỹ vừa qua đã công bố chính thức mức thuế mới đối với một số đối tác thương mại, như mức 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Tuy nhiên, các mức thuế này dường như chỉ là tạm thời nếu các bên vẫn có thể tiếp tục đàm phán, nhất là khi hạn đàm phán cuối cùng có thể lùi đến cuối tháng 7.

Nhà phân tích Kim Eng Tan, thuộc S&P Global Ratings, nhận định: "Mức thuế cuối cùng sẽ "chốt hạ" vị thế đối với nhiều nền kinh tế châu Á ở đâu. Trong đó, khu vực Đông Á phụ thuộc nhiều hơn vào thương mại quốc tế so với các khu vực kinh tế lớn khác. Cho đến khi mức thuế nhập khẩu của Mỹ được làm rõ, nhiều nền kinh tế sẽ phải đối mặt với đầu tư chậm chạp. Theo quan điểm của chúng tôi, các doanh nghiệp bán các mặt hàng cho Mỹ, mà thuộc nhóm hàng khó sản xuất ngay tại Mỹ, đang chờ mức thuế mà mỗi địa điểm nhà máy có thể phải đối mặt".

Bên cạnh đó, các nền kinh tế APAC vẫn chưa hết rủi ro phải tiêu tốn chi phí năng lượng ở mức cao nếu các thỏa thuận ngừng bắn ở khu vực Trung Đông không được duy trì.

Đổi dòng chuỗi cung ứng

Cũng liên quan tình hình kinh tế APAC, trong phân tích gửi đến Thanh Niên, chuyên gia Andrei Quinn-Barabanov, Giám đốc cấp cao - Bộ phận Thực hành chuỗi cung ứng tại Moody's, cũng đánh giá chính sách thuế quan của Mỹ vẫn không chắc chắn. Điều này đang tác động lớn đến sự thay đổi của chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực APAC vốn có nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.

"Trong khi các chính phủ đàm phán, những người tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ tập trung vào việc đặt hàng để dự trữ. Vấn đề chuỗi cung ứng sẽ là làm thế nào để phân chia chi phí thuế quan bổ sung giữa các nhà cung cấp, khách hàng và những người tham gia chuỗi giá trị khác", chuyên gia Quinn-Barabanov nhận xét thêm.

Bên cạnh đó, chuyên gia David Weeks, Giám đốc - Bộ phận Thực hành chuỗi cung ứng tại Moody's, đánh giá các diễn biến trên đang định hình lại chiến lược chuỗi cung ứng.

"Nhật Bản đã trở thành một lựa chọn thay thế cho nhiều công ty đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Đó là các đối tác chiến lược chính trong các ngành công nghiệp quan trọng như ô tô và chất bán dẫn, và thuế quan sẽ tác động trực tiếp các nhà nhập khẩu hàng hóa Nhật Bản", vị chuyên gia đánh giá.

Theo ông, khi động lực thương mại toàn cầu tiếp tục phát triển, điều quan trọng là các công ty phải ưu tiên sự linh hoạt và khả năng thích ứng trong chuỗi cung ứng.

"Các chiến lược quan trọng bao gồm đa dạng hóa danh mục đầu tư nhà cung cấp để giảm thiểu rủi ro liên quan đến căng thẳng địa chính trị, nhưng đạt được sự minh bạch trong chuỗi cung ứng chưa được khám phá sẽ là chìa khóa. Sử dụng các công nghệ tiên tiến như phân tích dự đoán để giám sát rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động và rủi ro mạng có thể được sử dụng để giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng và có thể giúp tạo điều kiện và hỗ trợ việc ra quyết định sáng suốt để tăng cường khả năng phục hồi", chuyên gia David Weeks khuyến nghị.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn