Châu Âu ‘vỡ mộng’

Châu Âu cho rằng đàm phán với Mỹ sẽ đem lại kết quả “cùng thắng” với hai đồng minh thân cận. Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không nghĩ vậy.
Trong một bài viết trên mạng xã hội Truth Social hôm 23/5, ông Trump đề xuất áp thuế 50% đối với các sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu kể từ ngày 1/6. Ông chủ Nhà Trắng cáo buộc châu Âu áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại, áp thuế và các chính sách “không thể chấp nhận” khác, khiến nước Mỹ thâm hụt thương mại.
“Liên minh châu Âu - vốn được hình thành với mục tiêu chính là lợi dụng Mỹ về thương mại - rất khó thỏa thuận”, ông Trump viết. “Các cuộc thảo luận của chúng ta sẽ chả đi đến đâu cả”.
Tuyên bố bất ngờ này được đưa ra dù các quan chức hai nước đã đàm phán từ nhiều tháng nay. Nếu mức thuế 50% thực sự được áp dụng, EU sẽ đối mặt với thiệt hại lớn. EU hiện nay đang phải đối mặt với mức thuế “sàn” 10% như các quốc gia khác. Bên cạnh đó, một số mặt hàng như nhôm, thép hay ôtô chịu mức thuế riêng.
Các quan chức châu Âu bước vào bàn đàm phán với tư duy: Họ đang trao đổi với một đồng minh thân cận để tìm ra thỏa thuận phù hợp lợi ích cả hai bên. Dù vậy, dường như ưu tiên của chính quyền Trump không phải là tìm ra giải pháp cùng có lợi với hai bên mà là buộc châu Âu phải nhượng bộ.
Đòi hỏi từ Mỹ
Trong đàm phán, giới chức châu Âu đã đề xuất các giải pháp “cùng thắng”, bao gồm kế hoạch giảm thuế với các sản phẩm công nghiệp xuống mức 0 và mua nhiều khí tự nhiên từ Mỹ hơn, theo New York Times. Dù vậy, các nhà đàm phán Mỹ đòi hỏi châu Âu phải đơn phương nhượng bộ, các nguồn tin cho biết.
“Theo tôi, tổng thống tin rằng đề xuất của EU không tốt bằng các đối tác thương mại quan trọng khác”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Scott Bessent nói với Fox News hôm 23/5.
Nhiều đòi hỏi của ông Trump là điều khó chấp nhận với châu Âu. Ông Trump muốn EU từ bỏ hệ thống thuế giá trị gia tăng (VAT), Theo các quan chức châu Âu, đây không phải nội dung đàm phán. Giới chức Mỹ cũng tỏ ý muốn châu Âu sửa quy định an toàn thực phẩm để nhập khẩu nhiều thịt bò Mỹ hơn - cũng là điều EU không muốn trao đổi.
Giới chức Mỹ cũng chỉ trích châu Âu về những quy định đối với các công ty công nghệ và mạng xã hội. Đây cũng là chính sách mà châu Âu không muốn sửa đổi.
![]() |
Hàng hóa tại cảng Rotterdam, Hà Lan. Quan hệ thương mại Mỹ - châu Âu là một trong những mối quan hệ thương mại lớn nhất thế giới. Ảnh: Reuters. |
Thuế quan chỉ là một trong những lĩnh vực đang phơi bày sự chia rẽ giữa hai bờ Đại Tây Dương. Từ khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, hai bên còn thể hiện nhiều khác biệt trong vấn đề Ukraine, an ninh châu Âu hay NATO.
Dù vậy, khác với các nền kinh tế khác - như Anh, nước đầu tiên đạt thỏa thuận với chính quyền Trump - EU có quan hệ thương mại với Mỹ đủ lớn để có sức nặng nhất định trên bàn đàm phán.
Theo nhiều thống kê, quan hệ Mỹ - EU là mối quan hệ thương mại lớn nhất thế giới. Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai bờ Đại Tây Dương đạt gần 5 tỷ USD mỗi ngày, theo ước tính của EU. Dù EU thặng dư về thương mại hàng hóa, Mỹ mới là bên xuất khẩu dịch vụ nhiều hơn. Thế khó với châu Âu Trong những tuần qua, Ủy viên phụ trách thương mại của EU Maros Sefcovic và các quan chức châu Âu thường xuyên tới Mỹ để trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick và Đại diện Thương mại Jamieson Greer. Sau cuộc gặp với những người đồng cấp Mỹ hôm 23/5, ông Sefcovic tuyên bố thương mại song phương “cần dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, thay vì đe dọa”. “Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình”, ông Sefcovic cho biết thêm. Bên cạnh đàm phán, giới chức EU cũng chuẩn bị kế hoạch trả đũa nhằm vào hàng hóa của Mỹ xuất khẩu sang thị trường châu Âu nếu hai bên không đạt được thỏa thuận. Về phần mình, giới chức Mỹ vẫn tỏ ra lạnh nhạt. “Có một số quốc gia dường như bất khả thi - Liên minh châu Âu là ví dụ”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nói trong một sự kiện do Axios tổ chức. Ông Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, năm 2020. Ảnh: Reuters. Các nhà phân tích tại cả Washington và Brussels nhìn chung đánh giá mức thuế 50% mà ông Trump đe dọa chỉ là chiến thuật đàm phán. Tuy nhiên, họ vẫn chưa rõ cách thức hai bên có thể thoát khỏi thế bế tắc. “Có khoảng cách lớn giữa kỳ vọng của EU và với những gì họ có thể đạt được, cũng như những gì chính quyền Mỹ sẵn sàng nhượng bộ”, ông Jörn Fleck, chuyên gia cấp cao tại trung tâm nghiên cứu châu Âu thuộc Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), nhận xét. Giới chức châu Âu hy vọng kết quả đàm phán sẽ giúp mức thuế giảm xuống dưới cả mức 10% hiện nay. Dù vậy, đây dường như không phải ý định của Mỹ. “Tổng thống sẽ quyết định liệu đề xuất của họ có đủ đáng giá để chúng tôi sửa đổi các điều khoản thuế hay không”, ông Lutnick tuyên bố. “Nếu không, tổng thống sẽ gửi họ bức thư nói rằng: ‘Gửi nước A, chúng tôi rất trân trọng việc làm ăn với các ngài. Đây là mức thuế của các ngài’”. “Không có mức nào dưới 10 cả”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ nói thêm.Những cuốn sách hay về châu ÂuTri Thức - Znews giới thiệu tới độc giả các cuốn sách hay nên đọc để hiểu thêm về châu Âu, khu vực có bề dày lịch sử được mệnh danh là "lục địa già".Độc giả có thể xem thêm tại đây.