Câu chuyện về chiếc nhẫn đặc biệt của Giáo hoàng

Khi một vị Giáo hoàng mới được bầu, chiếc nhẫn cũ sẽ bị hủy để đánh dấu sự kết thúc triều đại của người tiền nhiệm, và một chiếc nhẫn mới được làm cho vị Giáo hoàng mới.
Chiếc nhẫn Giáo hoàng, còn được gọi là "nhẫn ngư phủ", có một lịch sử phong phú và là biểu tượng quan trọng cho quyền lực và vai trò của Giáo hoàng trong Giáo hội Công giáo. Chiếc nhẫn được trao cho Giáo hoàng – lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã – trong lễ nhậm chức.
Ý nghĩa
Chiếc nhẫn thường khắc hình Thánh Peter, một trong các tông đồ của Chúa Jesus và được coi là vị Giáo hoàng đầu tiên. Khi một Giáo hoàng mới được bầu, chiếc nhẫn cũ bị hủy để đánh dấu sự kết thúc triều đại của ngài, và một chiếc nhẫn mới được tạo ra cho vị Giáo hoàng mới.
Mục đích
Trước đây, chiếc nhẫn được sử dụng như một con dấu đóng lên thư từ riêng và các văn kiện của Giáo hoàng. Mặc dù Nhẫn Ngư phủ ngày nay không còn được dùng làm con dấu, mỗi vị Giáo hoàng mới đắc cử vẫn được trao một chiếc nhẫn riêng để tượng trưng cho quyền linh mục của ngài.
Tại sao mọi người hôn "Nhẫn ngư phủ"?
Hôn nhẫn Giáo hoàng là một cử chỉ tôn kính và ngưỡng mộ từ xa xưa dành cho Đức Giáo hoàng – người được coi là lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Công giáo La Mã.
Hành động này cũng thể hiện sự công nhận vị thế của Giáo hoàng với tư cách là người đứng đầu Giáo hội Công giáo và Giám mục Roma. Đồng thời, đó cũng là cách bày tỏ lòng trung thành với Giáo hội và các giáo lý của Giáo hội.
Tuy nhiên, nghi thức này đã trở nên ít phổ biến hơn trong những năm gần đây, khi một số Giáo hoàng, trong đó có Đức Francisco, muốn thể hiện hình ảnh Giáo hoàng gần gũi và ít quan cách hơn. Dù vậy, đây vẫn là một nghi lễ quan trọng trong một số dịp trang trọng.
Hủy chiếc nhẫn
Theo truyền thống, nhẫn của Giáo hoàng sẽ bị hủy khi ngài qua đời hoặc thoái vị. Quá trình này tượng trưng cho sự chấm dứt quyền lực của vị Giáo hoàng đó. Một thành viên trong giáo triều, thường là Hồng y Nhiếp chính, sẽ hủy nhẫn bằng cách đập vỡ hoặc cắt làm đôi. Hành động này là một phần trong các nghi thức chuyển giao quyền lãnh đạo Giáo hoàng, nhằm ngăn chiếc nhẫn bị sử dụng bởi người kế nhiệm hoặc bất kỳ ai khác.