Nhảy đến nội dung

'Cao tốc' cho kinh tế tư nhân - Bài 3: Giảm tiền thuê đất, hỗ trợ lãi suất

TP - Để thể chế hóa một số chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết 68, Chính phủ gấp rút xây dựng Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân trình Quốc hội ban hành ngay trong kỳ họp thứ 9 nhằm tạo “cú hích, đòn bẩy, điểm tựa” giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế quan trọng này.

TP - Để thể chế hóa một số chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết 68, Chính phủ gấp rút xây dựng Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân trình Quốc hội ban hành ngay trong kỳ họp thứ 9 nhằm tạo “cú hích, đòn bẩy, điểm tựa” giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế quan trọng này.

Cho doanh nghiệp thuê trụ sở dôi dư

Theo Chính phủ, thời gian qua, kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, kìm hãm sự phát triển, chưa bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo; môi trường kinh doanh nhiều trở ngại, thủ tục hành chính phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và tiềm ẩn rủi ro. Kinh tế tư nhân còn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, công nghệ, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao. Doanh nghiệp tư nhân chưa được tin tưởng giao thực hiện các dự án lớn, trọng điểm quốc gia.

'Cao tốc' cho kinh tế tư nhân - Bài 3: Giảm tiền thuê đất, hỗ trợ lãi suất ảnh 1

Chính phủ đề xuất ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn lực đất đai thuận lợi. Ảnh:Chinhphu.vn

Để thể chế hóa kịp thời một số chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 68, Chính phủ đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân trình Quốc hội ban hành ngay trong kỳ họp thứ 9. Ngoài các nguyên tắc không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự; dự thảo Nghị quyết đề ra hàng loạt các chính sách hỗ trợ tiếp cận tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Giai đoạn 2020-2024, bình quân mỗi năm, Nhà nước giảm số tiền thuê đất, thuê mặt nước của người dân, doanh nghiệp khoảng 3.000-4.000 tỷ đồng. Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2025. Đối tượng áp dụng cho doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang trả tiền thuê đất hằng năm. Mức giảm tiền thuê đất được tính trên số phải nộp của năm 2025, không giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước và tiền chậm nộp (nếu có).Q.N

Chính phủ cho biết, hiện nay cả nước có gần 450 khu công nghiệp với tổng diện tích đất đạt khoảng 93 nghìn ha, song các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn ít có cơ hội tiếp cận, giá thuê đất còn cao với khả năng chi trả của doanh nghiệp. Nhằm tháo gỡ vấn đề này, Chính phủ đề xuất cho phép các địa phương được sử dụng ngân sách để hỗ trợ chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ để cho khu vực kinh tế tư nhân có nhu cầu. Doanh nghiệp công nghệ cao thuộc khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ giảm tối thiểu 30% tiền thuê lại đất trong vòng 5 năm đầu kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất với chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ.

Chính phủ cũng yêu cầu UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế, xác định quỹ đất đối với từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đảm bảo bình quân tối thiểu 20 ha/khu, cụm công nghiệp hoặc 5% tổng quỹ đất đã đầu tư kết cấu hạ tầng dành cho doanh nghiệp công nghệ cao thuộc khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê lại. UBND cấp tỉnh được sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ về hạ tầng mặt bằng sạch, xây dựng hệ thống điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao thuộc khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Đặc biệt, để khai thác hiệu quả các tài sản công là trụ sở, công trình chưa sử dụng, không sử dụng hoặc dôi dư, trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền hai cấp, dự thảo Nghị quyết quy định: Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thuê nhà, đất là tài sản công chưa sử dụng hoặc không sử dụng tại địa phương.

Hỗ trợ lãi suất 2% năm

Một chính sách nổi bật khác được Chính phủ đề xuất nhằm tháo gỡ nút thắt về tiếp cận vốn, tăng năng lực tài chính cho kinh tế tư nhân là cho phép hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp cho các dự án xanh, tuần hoàn, quản trị (ESG); hỗ trợ tài chính qua Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, ưu đãi thuế, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu. Theo đó, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2%/năm (khi vay vốn để thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, ESG).

Dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 3 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, Chính phủ đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu thành lập kể từ thời điểm được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Để đạt mục tiêu đến năm 2030, cả nước có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, dự thảo Nghị quyết đề xuất trao quyền cho người có thẩm quyền, chủ đầu tư được lựa chọn áp dụng một trong các hình thức đặt hàng hoặc đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu để thực hiện đối với các lĩnh vực chiến lược, các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.

Đồng tình với việc sớm thể chế hóa Nghị quyết 68, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) cho biết, hiện nay, việc tiếp cận nguồn lực đất đai của khu vực kinh tế tư nhân còn gặp khó khăn. Do đó, để Nghị quyết 68 sớm đi vào cuộc sống, theo ông Ngân, cần phải có các quy định nhằm tháo gỡ khó khăn, bất cập này để khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn lực đất đai một cách thuận lợi hơn. Ngoài ra, theo đại biểu đoàn TPHCM, dù kinh tế tư nhân đã và đang đóng góp lớn trong GDP, nhưng chưa phát huy được vai trò dẫn dắt. Do đó cần phải có các cơ chế chính sách để hình thành ra các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn để cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên thị trường quốc tế.

Văn Kiên
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn