Nhảy đến nội dung

Căn bệnh gây đau đớn 'khủng khiếp', ngoài nguyên nhân bệnh lý còn do ăn uống và sử dụng vitamin vô tội vạ

TPO - Sỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

TPO - Sỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang.

Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thường hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời sẽ không ra các tổn hại và các biến chứng về sau.

Căn bệnh gây đau đớn 'khủng khiếp', ngoài nguyên nhân bệnh lý còn do ăn uống và sử dụng vitamin vô tội vạ ảnh 1

Sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang. Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân bệnh sỏi thận

Trong quá trình hoạt động, thay vì thải các chất độc hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì lại để lắng đọng lại và tạo thành các viên sỏi trong thận. Với chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu, khi bị sỏi thận, chức năng đó không được thực hiện hiệu quả. Tùy từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau.

Sỏi thận hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể kể đến các nguyên nhân sỏi thận như sau:

Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.

Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.

Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.

Nằm một chỗ một thời gian dài.

Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.

Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C...

Căn bệnh gây đau đớn 'khủng khiếp', ngoài nguyên nhân bệnh lý còn do ăn uống và sử dụng vitamin vô tội vạ ảnh 2
Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C... là nguyên nhân gây sỏi thận. Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng sỏi thận

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.

Tiểu ra máu do sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.

Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu.

Cảm giác buồn nôn và nôn do khi bị sỏi thận gây ra những ảnh hưởng trong đường tiêu hóa dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.

Cảm giác sốt và ớn lạnh do khi bị sỏi thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bệnh sỏi thận có rất nhiều các dấu hiệu nhận biết, khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào cần kịp thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời tránh những tình huống xấu xảy ra.

Căn bệnh gây đau đớn 'khủng khiếp', ngoài nguyên nhân bệnh lý còn do ăn uống và sử dụng vitamin vô tội vạ ảnh 3
Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận. Ảnh minh họa: Internet

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Khi gia đình có người mang gen này, sẽ có nguy cơ cao bị sỏi thận.

Những người sống tại khu vực có khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước lại bị ra mồ hôi nhiều dẫn đến thiếu nước.

Những người ăn quá nhiều protein, muối hoặc đường.

Những người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.

Đã từng trải qua phẫu thuật hoặc sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ cao bị sỏi thận.

Sỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Trong bối cảnh y học hiện đại, tán sỏi ngoài cơ thể nổi bật như một phương pháp tiên phong, giúp bệnh nhân loại bỏ sỏi mà không cần phẫu thuật xâm lấn. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với BSCKII. Ngô Thị Vân - Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai.

Khái niệm và cơ chế hoạt động

Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) là phương pháp sử dụng sóng xung kích (shock wave) tập trung vào viên sỏi để phá vỡ chúng thành những mảnh nhỏ, sau đó đào thải tự nhiên qua đường tiểu. Quy trình này không xâm lấn, không đặt ống thông, và thường chỉ kéo dài 30 - 60 phút. Theo BSCKII. Ngô Thị Vân: "ESWL là bước tiến lớn của y học, giúp giảm thiểu đau đớn, rút ngắn thời gian hồi phục so với phẫu thuật truyền thống. Bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày và sinh hoạt bình thường sau 1-2 ngày."

Cơ chế hoạt động của máy tán sỏi dựa trên nguyên lý tập trung năng lượng: Sóng xung kích được tạo ra từ bên ngoài cơ thể, truyền qua mô mềm và hội tụ chính xác tại vị trí viên sỏi. Lực cơ học từ sóng sẽ làm vỡ sỏi thành các vụn sỏi nhỏ hơn 5mm, đủ để đi qua niệu quản mà không gây tắc nghẽn. Công nghệ định vị bằng X-quang hoặc siêu âm giúp bác sĩ kiểm soát quá trình này một cách an toàn.

Căn bệnh gây đau đớn 'khủng khiếp', ngoài nguyên nhân bệnh lý còn do ăn uống và sử dụng vitamin vô tội vạ ảnh 4
Bệnh sỏi thận có rất nhiều các dấu hiệu nhận biết, khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào cần kịp thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời tránh những tình huống xấu xảy ra. Ảnh minh họa: Internet

Ai phù hợp để áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể?

Không phải tất cả bệnh nhân sỏi thận đều có thể áp dụng ESWL. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với nhóm người có sỏi thận dưới 2 cm, nằm ở vị trí dễ tiếp cận như bể thận hoặc niệu quản trên. "Kích thước sỏi là yếu tố quyết định", BS Vân nhấn mạnh. "Sỏi quá lớn sẽ khó vỡ hoàn toàn, dẫn đến nguy cơ tái tạo sỏi hoặc tắc nghẽn đường tiểu do mảnh vỡ."

Ngoài ra, bệnh nhân cần đáp ứng các tiêu chí:

- Đường tiết niệu thông thoáng: Niệu quản không hẹp, không dị dạng, đảm bảo mảnh sỏi sau tán có thể di chuyển dễ dàng.

- Chức năng thận ổn định: Thận còn khả năng lọc và bài tiết nước tiểu.

- Không nhiễm trùng tiểu cấp tính: Nếu có, cần điều trị kháng sinh triệt để trước khi tán sỏi để tránh nhiễm khuẩn huyết.

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tiết Niệu Châu Âu (EAU), ESWL đạt tỷ lệ thành công 70-90% cho sỏi thận dưới 1.5cm. Tại Trung tâm Thận Tiết Niệu Bạch Mai, tỷ lệ này còn cao hơn kể cả với những viên sỏi kích thước 2cm nhờ ứng dụng máy móc thế hệ mới và kinh nghiệm chuyên sâu của đội ngũ bác sĩ.

Ai không nên áp dụng kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể

Mặc dù an toàn, ESWL không phải là "chìa khóa vạn năng". BS Vân chỉ ra một số chống chỉ định tuyệt đối và tương đối:

- Sỏi quá lớn (>2 cm) hoặc quá cứng: Sỏi cystine hoặc calcium oxalate monohydrate thường kháng sóng xung kích.

- Vị trí sỏi không thuận lợi: Sỏi nhu mô, sỏi sát cột sống.

- Dị dạng giải phẫu: Hẹp niệu quản bẩm sinh, túi thừa bàng quang... khiến mảnh sỏi không thể thoát ra.

- Phụ nữ mang thai: Sóng xung kích có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

- Rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông: Nguy cơ chảy máu thận sau tán sỏi.

- Bệnh nhân béo phì nặng: Lớp mỡ dày cản trở sóng xung kích tiếp cận sỏi.

- Bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn tiết niệu cấp tính, nhiễm khuẩn huyết.

- Sỏi bên thận mất chức năng.

- Bệnh nhân có phình động mạch chủ hoặc động mạch chậu, dị dạng cột sống, tăng huyết áp chưa điều trị ổn định và bệnh nhân rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến sự hợp tác trong điều trị.

"Với những trường hợp này, chúng tôi ưu tiên phương pháp xâm lấn tối thiểu khác như tán sỏi nội soi ngược dòng hoặc tán sỏi qua da", BS Vân giải thích.

Ưu điểm và những lưu ý sau khi thực hiện thủ thuật

So với mổ mở, ESWL giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng, mất máu và thời gian nằm viện. Nghiên cứu từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) cho thấy 85% bệnh nhân hồi phục chức năng thận sau 2 tuần, trong khi con số này ở phẫu thuật truyền thống chỉ là 60%.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý:

- Theo dõi triệu chứng sau tán sỏi: Đau quặn nhẹ, tiểu máu là hiện tượng bình thường, nhưng nếu sốt cao hoặc không tiểu được, cần đến viện ngay.

- Uống đủ 2-3 lít nước/ngày: Giúp đẩy nhanh quá trình đào thải sỏi.

- Tái khám định kỳ: Siêu âm hoặc chụp X-quang để đảm bảo sỏi đã được loại bỏ hoàn toàn.

Phòng ngừa và thông điệp từ chuyên gia

Sau điều trị, việc thay đổi lối sống là chìa khóa ngăn sỏi tái phát: Giảm muối, hạn chế đạm động vật, cân bằng canxi và oxalate trong chế độ ăn. "Đừng đợi đến khi cơn đau hành hạ mới đi khám", BS Vân nhắn nhủ. "Sỏi nhỏ dễ điều trị, ít biến chứng. Hãy chủ động tầm soát nếu gia đình có tiền sử sỏi thận hoặc khi thấy dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rắt."

Diệu Hiền - Bệnh viện Bạch Mai
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn