Nhảy đến nội dung
 

Cam kết cắt giảm, chính phủ Mỹ vẫn chi tiêu vượt 200 tỷ USD

Mặc dù Tổng thống Trump hứa hẹn cắt giảm chi tiêu, chính phủ Mỹ đã chi tiêu hơn 200 tỷ USD so với năm ngoái trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk dẫn dắt chưa thực hiện được con số cắt giảm 1000 tỷ USD như tuyên bố trước đó. Ảnh: Reuters.

Trên thực tế, mức chi tiêu hàng ngày hiện nay của chính phủ còn cao hơn 9 trong số 10 năm gần nhất - ngoại lệ duy nhất là năm 2021, thời điểm chính phủ Mỹ chi hàng nghìn tỷ USD để đối phó với đại dịch COVID-19 và ngăn chặn khủng hoảng kinh tế.

CBS News đã phân tích các báo cáo tài chính hàng ngày của Bộ Tài chính Mỹ để theo dõi dòng tiền chi ra từ từng tài khoản chính phủ kể từ khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng cho đến hết tháng 4/2025.

Chi tiêu tăng bất chấp các thông báo cắt giảm

Nhiều người thắc mắc: Làm sao mức chi tiêu lại tăng mạnh như vậy trong bối cảnh chính quyền Trump liên tục công bố các đợt sa thải, hủy hợp đồng, tuyên bố loại bỏ gian lận và triển khai chính sách "thắt lưng buộc bụng" do Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) do Elon Musk dẫn đầu thực hiện?

Câu trả lời nằm ở hai yếu tố: thứ nhất là cấu trúc ngân sách với các khoản chi cố định mà Nhà Trắng khó có thể kiểm soát, thứ hai là các ràng buộc chính trị.

Phần lớn chi tiêu liên bang tập trung vào những lĩnh vực mà phe bảo thủ và các nghị sĩ Cộng hòa không muốn cắt giảm, như ngân sách quốc phòng và chăm sóc cựu chiến binh.

Theo phân tích của CBS News dựa trên các báo cáo tài chính hàng ngày, phần lớn các khoản chi tăng mạnh là các khoản thanh toán trực tiếp cho quân đội và người cao tuổi.

Thói quen chi tiêu vượt thu của chính phủ liên bang khiến nợ công ngày càng phình to. Khi lãi suất tăng, chi phí trả lãi nợ cũng tăng vọt. Trong 3 tháng qua, số tiền chi cho lãi suất gấp đôi so với cùng kỳ 3 năm trước.

Lưu ý rằng các khoản thanh toán hàng ngày trên trái phiếu và chứng khoán chỉ phản ánh phần tiền mặt trả cho chủ nợ công. Ngoài ra còn nhiều nghĩa vụ nợ khác mà chính phủ chưa hạch toán đầy đủ, khiến tổng chi phí thực tế còn lớn hơn.

Một trong những lĩnh vực mà chính quyền Trump có thể tác động là lực lượng lao động dân sự. Đây cũng là trọng tâm của DOGE thông qua các đợt cắt giảm nhân sự và mua lại hợp đồng. Tuy nhiên, nhiều kế hoạch trong số đó đang gặp phải các vụ kiện tụng khiến tiến trình bị chậm lại hoặc bị đảo ngược.

Dù đã công bố kế hoạch tinh giản bộ máy, chi phí trả lương cho nhân viên liên bang vẫn là một trong những khoản chi tăng mạnh nhất. Nguyên nhân một phần là sắc lệnh nâng lương 2% cho công chức mà ông Biden ký ban hành 2 ngày trước Giáng sinh - một động thái có thể thực hiện vì Quốc hội chưa thông qua ngân sách thường niên.

chi tieu cua nuoc My anh 1

Các khoản thanh toán đến hạn tăng đối với chứng khoán Kho bạc Mỹ. Biểu đồ: CBS News.

Trong suốt một thập niên qua, các khoản chi chủ yếu của chính phủ liên bang vẫn xoay quanh: quân đội và cựu chiến binh, An sinh Xã hội, Medicare, Medicaid và thanh toán nợ. Riêng năm tài khóa gần nhất, các lĩnh vực này chiếm gần hai phần ba tổng ngân sách - một tỷ lệ gần như không thay đổi suốt 10 năm.

Ngược lại, hầu hết nỗ lực cắt giảm của DOGE tập trung vào các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn về chính trị, như viện trợ nước ngoài, Bộ Giáo dục hay các khoản tài trợ cho đại học.

"Muốn cắt thật, phải động đến chỗ đau"

“DOGE có thể trở thành gánh nặng nếu tiết kiệm không đáng kể mà lại gây tổn hại lớn”, ông Nat Malkus, chuyên gia tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI) - một tổ chức thiên hữu, nhận định. “Nếu muốn thực sự cắt giảm chi tiêu liên bang, chính phủ buộc phải đụng đến Medicare, Medicaid, An sinh Xã hội và cả khoản lãi nợ công”.

Thực tế, một số cơ quan đã ghi nhận mức chi giảm đáng kể trong một năm qua. DOGE tuyên bố đã tiết kiệm được 160 tỷ USD thông qua hủy tài trợ, chấm dứt hợp đồng thuê mướn và cắt giảm nhân sự. Trên trang web chính thức của mình, DOGE liệt kê các cơ quan có mức cắt giảm lớn nhất gồm: Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Cục Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (GSA), Bộ Giáo dục, Bộ Lao động và Văn phòng Quản lý Nhân sự. Tuy nhiên, chỉ khoảng 60 tỷ USD - chưa đến 40% con số tiết kiệm nêu trên - được chi tiết hóa trên trang "tường biên lai" của DOGE. Ngay cả những mục được liệt kê cũng bị phát hiện có lỗi và thiếu tài liệu chứng minh rõ ràng. So sánh khoản tiết kiệm mà DOGE bắt đầu thực hiện với chi tiêu của chính phủ liên bang. Biểu đồ: CBS News. Theo ông Malkus, sau khi rà soát, số tiền tiết kiệm thực tế chỉ khoảng 80 tỷ USD. Ngay cả khi DOGE thực sự tiết kiệm được 160 tỷ USD thì con số đó vẫn rất nhỏ so với quy mô ngân sách liên bang và khoản nợ quốc gia. Trong vòng hơn ba tháng, chính phủ đã chi vượt hơn 200 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Số tiền tiết kiệm đó chưa đến 2% ngân sách quốc gia cả năm, tương đương một gia đình chi 10.000 USD mỗi tháng chỉ tiết kiệm được 200 USD. Tính theo nợ công, với quy mô hiện tại là 36.000 tỷ USD, khoản tiết kiệm 160 tỷ USD của DOGE chỉ tương đương 0,5% - tương tự việc một gia đình đang nợ thẻ tín dụng 10.000 USD chỉ trả bớt được… 50 USD. Một phân tích độc lập khác của tổ chức phi lợi nhuận Partnership for Public Service (chuyên nghiên cứu hiệu quả công vụ) cho thấy các gián đoạn do DOGE gây ra thậm chí khiến người đóng thuế phải chi thêm 135 triệu USD. Musk mới đây cho biết ông đang chuẩn bị kết thúc vai trò của mình với DOGE. Người dân có thể trực tiếp theo dõi các sổ sách chi tiêu hàng ngày của chính phủ. CBS News đã tách riêng các khoản chi theo danh mục trong những tháng đầu nhiệm kỳ của ông Trump, so sánh với cùng kỳ 10 năm qua. Người dùng có thể tra cứu theo cơ quan hoặc danh mục chi tiêu để xem mức biến động và xu hướng chi tiêu trong 100 ngày đầu tiên của chính quyền Trump. Dữ liệu hiện chỉ giới hạn ở các cơ quan và danh mục có tổng chi từ 100 triệu USD trở lên kể từ ngày 20/1/2025.Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước MỹMục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.