Các nước vùng Vịnh được gì sau chuyến công du của ông Trump?

Chuyến công du của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới ba quốc gia vùng Vịnh đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ kinh tế, an ninh và công nghệ giữa các bên.
Tư liệu
![]() |
Cover. |
Trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài nhiều ngày tại Trung Đông, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lần lượt ghé thăm Arab Saudi, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Tại mỗi điểm dừng, ông Trump được đón tiếp long trọng, với những nghi thức mang tính biểu tượng cao và hàng loạt thỏa thuận trị giá hàng trăm tỷ USD được ký kết.
Ba quốc gia vùng Vịnh đều có những mục tiêu riêng trong chuyến thăm lần này của ông Trump: Arab Saudi tìm kiếm bảo đảm an ninh chính thức, Qatar kỳ vọng nâng tầm quan hệ chiến lược, còn UAE theo đuổi vai trò dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, không phải mọi kỳ vọng đều được đáp ứng hoàn toàn, CNN nhận định.
Thỏa thuận "nửa vời" với Riyadh
Một trong những mong muốn lớn nhất của Arab Saudi là đạt được một hiệp định an ninh chính thức với Mỹ. Dù chưa thể hiện dưới dạng một văn bản ràng buộc, giới quan sát nhận định chuyến công du của ông Trump là bước tiến đáng kể trong quá trình dài hơi.
"Arab Saudi có thể chưa đạt được thỏa thuận cụ thể nhưng cuộc thảo luận đã được đẩy đi xa hơn", bà Dina Esfandiary, chuyên gia khu vực Trung Đông tại Bloomberg Economics, nói với CNN. "Washington dường như vẫn dè dặt hơn Riyadh về mô hình hợp tác này".
Trước đó, hai nước từng tiến gần tới một hiệp ước lịch sử về quốc phòng và thương mại. Tuy nhiên, đàm phán rơi vào bế tắc do Riyadh yêu cầu Israel cam kết ủng hộ thành lập Nhà nước Palestine, điều Mỹ chưa thể bảo đảm.
Mặc dù vậy, Arab Saudi vẫn ký được nhiều hợp đồng quốc phòng lớn. Tại buổi lễ trọng thể ở Cung điện Hoàng gia Riyadh, ông Trump và Thái tử Mohammed bin Salman đã ký loạt biên bản ghi nhớ, thư bày tỏ ý định và các thỏa thuận hành pháp khác.
Trong số đó, nổi bật là gói hợp tác quốc phòng trị giá gần 142 tỷ USD mà Nhà Trắng gọi là “thỏa thuận bán vũ khí lớn nhất trong lịch sử”. Ngoài ra, Riyadh còn cam kết đầu tư 600 tỷ USD vào Mỹ, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, theo CNN. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử Mohammed bin Salman tham dự lễ ký kết các biên bản ghi nhớ tại Cung điện Hoàng gia Arab Saudi ở thủ đô Riyadh. Ảnh: Reuters. Tuy nhiên, Mỹ vẫn từ chối hợp tác với chương trình hạt nhân dân sự của Arab Saudi do lo ngại việc nước này muốn làm giàu từ uranium trong nước. Giới chức Mỹ và Israel đươc cho là đang e ngại đây có thể trở thành bước đệm dẫn tới tham vọng vũ khí hạt nhân. Một điểm sáng khác là việc ông Trump công bố kế hoạch dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Quyết định này được xem là bước mở đường cho Arab Saudi và các nước vùng Vịnh đầu tư vào Syria mà không còn bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Việc Washington nối lại quan hệ với Damascus dưới sự chủ trì của Riyadh có thể giúp Arab Saudi mở rộng ảnh hưởng tại Syria, một khu vực chiến lược đang trong giai đoạn tái thiết sau nội chiến. Hợp đồng máy bay với Qatar Chuyến thăm tới Qatar đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Mỹ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới quốc gia này. Lần gần nhất một tổng thống Mỹ đến Qatar là vào năm 2003 khi ông George W. Bush thăm Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ, theo CNN. Quốc vương Qatar, Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani, tuyên bố rằng các cuộc hội đàm với ông Trump "sẽ tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực". Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ký kết nhiều thỏa thuận lớn, trong đó có hợp đồng trị giá 96 tỷ USD để Qatar mua tới 210 máy bay Boeing sản xuất tại Mỹ. Một động thái gây tranh cãi là việc ông Trump đồng ý tiếp nhận chiếc Boeing 747-8 mà phía Qatar trao tặng, dự kiến sẽ được sử dụng làm chuyên cơ Không lực Một. Một số luồng ý kiến trái chiều cáo buộc rằng Qatar đang tìm cách gây ảnh hưởng lên chính quyền Mỹ thông qua quà tặng này. Trước nghi ngờ, Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al-Thani bác bỏ: "Tại sao chúng tôi lại cần mua ảnh hưởng ở Mỹ? Hãy nhìn vào 10 năm qua: Qatar luôn đứng bên Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, sơ tán tại Afghanistan và giải cứu con tin trên toàn thế giới". Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al-Thani (phải) có cuộc hội kiến với Tổng thống Trump. Ảnh: Reuters. Đối với Qatar, thành công lớn nhất là việc Tổng thống Trump cam kết công khai rằng Mỹ sẽ "bảo vệ" nước này trước các mối đe dọa từ bên ngoài. “Chúng tôi sẽ bảo vệ quốc gia này”, ông Trump nói trong một cuộc họp bàn với giới doanh nghiệp, nhấn mạnh vị trí sát Iran của Qatar. Qatar hiện là quốc gia vùng Vịnh có quan hệ an ninh chính thức sâu sắc nhất với Washington, với căn cứ quân sự Al-Udeid, vốn là cơ sở quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, căn cứ này đóng vai trò “không thể thay thế” trong các hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực, góp phần củng cố vai trò chiến lược của Qatar. UAE mơ trở thành cường quốc AI Không như Riyadh hay Doha, mục tiêu chính của UAE trong chuyến thăm lần này là thúc đẩy hợp tác về công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI), lĩnh vực mà Abu Dhabi kỳ vọng sẽ dẫn đầu toàn cầu vào năm 2031. Trong chuyến thăm, hai bên công bố kế hoạch xây dựng một khu phức hợp dữ liệu AI quy mô lớn tại thủ đô Abu Dhabi, với công suất 5 gigawatt, đủ để cung cấp điện cho một thành phố lớn. Theo Lennart Heim, nhà nghiên cứu tại RAND Corporation, dự án sẽ cần tới hơn 2 triệu chip xử lý tiên tiến của Mỹ, chủ yếu thuộc dòng NVIDIA B200. “Dự án này vượt xa tất cả công bố hạ tầng AI mà chúng ta từng thấy trước đó”, ông viết trên X (Twitter). Tổng thống Trump tham gia ký kết thỏa thuận với UAE tại Abu Dahbi. Ảnh: Reuters. Bà Sanam Vakil, Giám đốc Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Viện Chatham House (London), nhận định: “Việc đầu tư vào AI thể hiện rõ quyết tâm của UAE trong việc trở thành đối tác công nghệ hàng đầu của Mỹ, thay vì hợp tác với các đối thủ như Trung Quốc”. Tuy nhiên, UAE vẫn chưa đạt được mục tiêu cốt lõi là tiếp cận không hạn chế với công nghệ vi mạch tiên tiến của Mỹ, vốn đang bị kiểm soát nghiêm ngặt dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Biden nhằm ngăn rò rỉ sang Trung Quốc. Dẫu vậy, theo nguồn tin của CNN, hai bên đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm nới lỏng việc nhập khẩu chip AI tiên tiến, đánh dấu bước tiến tích cực trong hợp tác công nghệ song phương. Tổng thống Trump cũng xác nhận rằng Mỹ và UAE đã “vạch ra một lộ trình” để quốc gia vùng Vịnh có thể mua được các loại chip bán dẫn hiện đại nhất từ Mỹ. “Cũng giống như hai quốc gia còn lại, đây là một chiến thắng đối với UAE", bà Esfandiary nhận định. “Họ đã ký nhiều thỏa thuận, thu hút nhiều sự chú ý và đó mới là điều quan trọng nhất vào thời điểm hiện tại”. Vấn đề Trung Đông
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...