Nhảy đến nội dung
 

Buồn vì 28 tuổi phải nhận thừa kế 1 căn nhà

Phải thừa kế quá sớm, cô gái nhận ra mình chẳng có chút hứng thú nào với việc làm chủ nhà.

Mọi thứ đến "quá sớm"

Về mặt lý thuyết, Chelsea Atkinson hiểu rằng căn nhà của cha cô rồi cũng sẽ thuộc về cô một ngày nào đó. Nhưng cô không ngờ ngày đó lại đến quá sớm.

Cha cô đột ngột qua đời năm 2019 đã khiến cô hoàn toàn choáng váng. Ông mới chỉ 58 tuổi, nhưng các biến chứng từ lần điều trị ung thư phổi trước đó khiến sức khỏe ông suy sụp nhanh chóng.

“Nó đến như một cú sốc vậy,” Atkinson kể.

Khi đó cô 28 tuổi, là con một và đã mua một căn nhà riêng ở Austin nơi cô lớn lên. Bỏ qua nỗi đau mất mát, việc thừa kế ngôi nhà thời thơ ấu có vẻ giống như trúng số. Nhưng ngôi nhà lại kéo theo vô số rắc rối mà Atkinson hoàn toàn không chuẩn bị tinh thần để đối mặt, dù đã hoàn thành toàn bộ khoản vay thế chấp mua nhà từ trước.

Trên thực tế, cô và cha đã không còn nói chuyện nhiều với nhau trong những năm cuối đời của ông. Cô cũng không muốn quay lại sống trong ngôi nhà chất chứa quá nhiều kỷ niệm. Do đó, Atkinson từng nghĩ đến việc cho thuê, nhưng rồi nhận ra mình chẳng có chút hứng thú nào với việc làm chủ nhà.

 

Cuối cùng chỉ còn cách bán đi, nhưng căn nhà đã 40 năm tuổi và bắt đầu xuống cấp. Atkinson phải lựa chọn giữa việc bỏ ra hàng ngàn đô la để nâng cấp hay chấp nhận bán với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực.

Rồi còn vấn đề phải xử lý toàn bộ đồ đạc bên trong: những món kỷ vật đầy cảm xúc, đồ nội thất cổ và cả đống đồ lặt vặt không có giá trị. Cô sẽ phải dành nhiều ngày trời để phân loại, sắp xếp, đóng gói và thuê người đến chở đi từng xe tải một.

“Tất cả những câu hỏi cứ lần lượt hiện ra,” Atkinson nói. “Kiểu như: ‘Giờ phải làm gì với cái thứ mà mình còn chưa từng nghĩ sẽ nhận được sớm đến thế này?’”

Những người khác cũng đang “đau đầu” vì thừa kế

Khi mới 21 tuổi, Ash – nay đã 30 – cũng phát hiện mình sẽ được thừa kế một khoản tiền lớn.

“Tôi thực sự bị sốc,” Ash chia sẻ. “Lúc đó, tôi đang tham gia hoạt động trong các phong trào bảo vệ khí hậu và kêu gọi giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường. Rồi tôi nhận ra: chính gia đình mình lại làm giàu từ những công ty mà tôi đang lên tiếng phản đối.”

Một phụ nữ khác, đang ở độ tuổi ngoài 20, cũng chia sẻ cảm giác chông chênh khi đối mặt với khối tài sản thừa kế khổng lồ: “Nó khiến tôi hoang mang. Tôi là ai? Tôi thuộc về đâu? Làm thế nào để sống thật với con người mình?”

Từ những trăn trở đó, hội nghị “Making Money Make Change” đã ra đời tại Nashville, Mỹ. Diễn ra trong khuôn viên cổ kính mang phong cách Gothic của một trường đại học xưa, sự kiện này tập hợp những người thừa kế tài sản lớn, thường là con cháu của các triệu phú, tỷ phú, để cùng nhau tìm cách phân phối lại tài sản vì những mục tiêu cộng đồng như bảo vệ môi trường hay hỗ trợ nhà ở.

Đây là một phần trong làn sóng chuyển giao tài sản lớn chưa từng có ở Mỹ, với ước tính khoảng 16 nghìn tỷ USD sẽ được trao lại cho thế hệ sau trong thập niên tới, theo Business Insider. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn giữ lấy khối tài sản ấy.

"Món quà tài chính" đi kèm nhiều gánh nặng

Cuộc chuyển giao tài sản quy mô lớn đang diễn ra tại Mỹ không chỉ là câu chuyện về tiền bạc, mà còn đặt ra nhiều thách thức liên quan đến gia đình, thuế và tình trạng xuống cấp của tài sản – đặc biệt là bất động sản.

Trong bối cảnh tăng trưởng dân số chậm lại và thị trường nhà đất ảm đạm, việc bán những ngôi nhà thừa kế có thể trở nên khó khăn. Nhiều người cho biết, dù thừa kế nhà cửa có thể là một “món quà tài chính”, nhưng nó cũng thường được xem như một gánh nặng.

 

Theo khảo sát do Newsweek thực hiện, có tới 72% người Mỹ không cảm thấy tự tin khi phải quản lý một khoản thừa kế lớn, điều này cho thấy sự thiếu chuẩn bị về mặt tài chính cũng như kế hoạch chuyển giao tài sản.

Trong khi chỉ khoảng 22% người thuộc thế hệ Baby Boomer và Gen X có kế hoạch rõ ràng để lại tài sản cho con cháu, một bộ phận đáng kể Millennials lại đang trông đợi vào khoản thừa kế đó. Chính sự lệch pha này đã tạo ra khoảng cách lớn về kỳ vọng giữa các thế hệ.

Một khảo sát khác của công ty tài chính Western & Southern Financial Group cho thấy 62% người Mỹ cảm thấy không đủ khả năng chi trả cho các chi phí phát sinh sau khi mất người thân, và 14% trong số đó rơi vào tình trạng tài chính nghiêm trọng.

Để xoay xở, nhiều người phải sử dụng đến quỹ tiết kiệm khẩn cấp (điển hình là 57% thuộc thế hệ Gen Z), thẻ tín dụng hoặc vay mượn (39%), tiền bảo hiểm nhân thọ (35%) và thậm chí là huy động tài trợ từ cộng đồng (7%).

*Theo BI / Ảnh minh họa: Internet

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn