Bước cuối cùng để sản xuất iPhone tại Mỹ

Theo lời Bộ trưởng Thương mại Mỹ, CEO Tim Cook cho biết sẽ sản xuất iPhone tại Mỹ ngay khi có “cánh tay robot” đủ khả năng làm được việc đó.
![]() |
Một cánh tay robot xử lý khâu tái chế iPhone. Ảnh: Apple. |
Trong cuộc phỏng vấn gần đây trên CNBC, người dẫn chương trình hỏi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick về thời điểm Apple dự kiến sản xuất iPhone tại Mỹ. Đây là vấn đề nhận được nhiều quan tâm trong thời gian qua.
Howard Lutnick cho biết Apple cam kết đầu tư 500 tỷ USD vào mọi lĩnh vực hoạt động tại Mỹ, không bao gồm khâu sản xuất thiết bị. Riêng với iPhone, trong một cuộc gặp gần đây, ông chất vấn và nhận được câu trả lời thẳng thắn từ CEO Apple. "Tôi cần có cánh tay robot. Hãy thực hiện với quy mô và độ chính xác đủ để tôi có thể mang nó về đây. Vào ngày tôi nhìn thấy khả thi, nó sẽ có mặt ngay”, Tim Cook cho biết, theo lời kể của Lutnick. Lutnick nói thêm rằng Cook không muốn tuyển dụng đội ngũ công nhân lớn vì e ngại mang lại rủi ro đối với công ty. Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho rằng bất ổn xã hội hoặc đình công có thể gây tổn hại đến kế hoạch sản xuất của Apple. Tuy nhiên, không giống như các dây chuyền lắp ráp lấy con người làm trung tâm hiện có, theo ông Lutnick, người Mỹ sẽ là những kỹ thuật viên điều hành nhà máy. Họ không phải là những người lắp ốc vít vào phần cứng, thay vào đó, sẽ có những công việc được trả lương cao như một phần "Cuộc cách mạng công nghiệp AI". Câu chuyện của Lutnick về cánh tay robot chắc chắn có cơ sở. Tuy nhiên, không có xác nhận nào từ Apple hoặc chính Tim Cook về cuộc trò chuyện diễn ra, hoặc chủ đề thực sự của buổi trao đổi đó là gì. Bất kể Apple có sử dụng cánh tay robot hay con người để sản xuất iPhone và các sản phẩm khác tại Mỹ hay không, cũng phải mất nhiều năm nữa để điều này trở thành hiện thực. Những câu chuyện bên trong Apple Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn