Nhảy đến nội dung
 

Bỏ việc, ở nhà làm 'cháu ngoan'

Xiaolin, 26 tuổi, trượt kỳ thi công chức, trở về quê theo đề nghị của ông nội, nhận 1.000 USD mỗi tháng từ lương hưu hơn 1.400 USD của ông. "Nếu cháu chăm sóc tốt cho ông và giúp ông sống thêm vài năm, điều đó quý hơn mọi cơ hội ngoài kia", ông nói.

Xiaolin nghĩ mỗi đời người chỉ có khoảng 30.000 ngày, tương đương hơn 80 năm, nên thời gian bên ông bà là thứ một khi đã qua sẽ không thể lấy lại. Cô đồng ý về quê với ông.

Kể từ đầu năm nay, Xiaolin dành phần lớn thời gian trong ngày để chăm sóc ông, từ quản lý thuốc men, nấu ăn, dọn dẹp đến đưa đi khám bệnh.

Khi tỷ lệ thất nghiệp thanh niên 16–24 tuổi tại Trung Quốc lên tới 15,8% vào tháng 4/2025, nhiều người quay về quê làm "cháu ngoan" toàn thời gian thay vì tiếp tục tìm việc.

Nhóm chủ yếu ở độ tuổi 20, đảm nhận chăm sóc hằng ngày, hỗ trợ tinh thần, đưa ông bà đi khám bệnh, quản lý thuốc men và lo việc nhà. So với con cái toàn thời gian thường chăm cha mẹ còn khỏe mạnh, nhóm làm "cháu ngoan" được xem là vất vả hơn, tận tâm hơn nhờ khoảng cách thế hệ và sự thấu hiểu người cao tuổi.

Một số người cho biết công việc giúp họ trưởng thành và suy nghĩ lại về giá trị cuộc sống. Một người nói, ở nơi làm việc chỉ nhận được lời hứa, còn ở nhà, nếu thèm ăn gì buổi tối, bà sẽ mua ngay sáng hôm sau.

Trên mạng xã hội, có người cho rằng mô hình này chu đáo, tiết kiệm hơn thuê ngoài. Tuy nhiên, không ít ý kiến phản biện rằng mức lương hưu trung bình chỉ khoảng 14 USD mỗi tháng khiến vai trò này chỉ phù hợp với gia đình khá giả.

Giáo sư Zhang Dandan, giảng viên Đại học Bắc Kinh, cho biết nếu tính cả những người ở nhà chăm sóc cha mẹ và ông bà thay vì tìm việc, tỷ lệ thất nghiệp thực tế trong nhóm 16–24 tuổi có thể cao gấp đôi mức gần 20% hiện nay.

Theo bà, vai trò cháu toàn thời gian không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn phản ánh áp lực việc làm ngày càng lớn với thanh niên.

Họ chọn trở thành "cháu toàn thời gian" để tránh thị trường lao động cạnh tranh, lương thấp, điều kiện làm việc khắc nghiệt và ít phúc lợi. Một bộ phận trong số này thuộc nhóm rotten-tail kids, thuật ngữ dùng để chỉ những người trẻ có bằng đại học hoặc sau đại học nhưng vẫn thất nghiệp vì không tìm được việc làm phù hợp.

Họ thường bị kẹt trong hệ thống tuyển dụng, nơi bằng cấp không còn bảo đảm cho một công việc ổn định hay mức lương xứng đáng.

Zephyr Cao, 27 tuổi, thạc sĩ Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cho biết nếu đi làm ngay sau khi tốt nghiệp, lương hiện tại cũng không khác nhiều, nên anh từ bỏ việc tìm công việc toàn thời gian.

"Thực tế việc làm khắc nghiệt", anh nói.

Ngọc Ngân (Theo Indian Express, Epoch Times)

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn