Nhảy đến nội dung
 

“Bố ơi, con không muốn đi học nữa” - Câu trả lời của người cha gây "bão" vì quá khác biệt, ai nghe cũng xúc động

Đừng chỉ dựa vào một điểm số duy nhất để đánh giá đứa trẻ.

Tiểu Ka (Trung Quốc), người được cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng từ khi còn nhỏ. Khi còn học tiểu học, cậu sẽ bị mẹ phạt rất nặng nếu điểm ở một môn học nào đó dưới 95 điểm.

Trong khi chuẩn bị chuyển tiếp từ trường tiểu học lên trường trung học cơ sở, cậu dành hầu hết thời gian cuối tuần để đi học thêm. Một ngày nọ, cậu không thể chịu đựng được nữa và nói với mẹ rằng bản thân đang chịu quá nhiều áp lực.

Mẹ cậu quát mắng ầm ĩ: "Mọi người đều mệt mỏi, tại sao người khác có thể học được còn con thì không?".

TTừdó, Tiểu Ka không bao giờ nói chuyện về việc học tập với mẹ nữa. Để cải thiện điểm số, cậu thường xuyên thức khuya làm bài, khiến cơ thể suy nhược, dần héo mòn. 

Mẹ của Tiểu Kia dường như chỉ thích con học giỏi, điểm cao. Hành vi của người mẹ khiến con cái trở nên mệt mỏi, kiệt quệ. 

Ngược lại, hành động của người cha này được chia sẻ Toutiao khiến mọi người ấm lòng.

Một nữ sinh trung học gọi điện cho bố và nói rằng cô học kém môn lịch sử, chỉ được 30 điểm trong bài kiểm tra và muốn chuyển sang lớp vật lý. Vì áp lực quá lớn từ việc học, cô bé đã suy sụp và khóc suốt cả buổi sáng.

Cô bé thận trọng hỏi bố: "Nếu con không muốn học nữa, bố có trách con không?". 

Người ôn tồn đáp lời: "Bố không trách con. Tại sao bố phải trách con? Con yêu, học không phải là con đường duy nhất. Cứ vào bất cứ trường nào con có thể thích". 

Khi kết quả học tập của trẻ giảm sút hoặc thậm chí trẻ có biểu hiện chán ghét việc học, phản ứng đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ thường là la mắng trẻ một cách gay gắt. Nhưng người bố không trách mắng hay ép buộc con gái, ông chỉ nhẹ nhàng an ủi cô.

So sánh phương pháp giáo dục của người mẹ ở trên, sự khác biệt là rõ ràng.

Có thể hiểu được rằng cha mẹ đều mong muốn con cái của họ thành đạt. Nhưng nếu chủ nghĩa vị lợi quá mạnh, kết quả cuối cùng thường không phải là một đứa trẻ có tính cách tốt và thành tích học tập xxất sắc, mà là một đứa trẻ có vấn đề.

Áp lực có thể khiến đứa trẻ mắc tâm thần

Đài truyền hình CCTV News đã quay một bộ phim tài liệu.

Bệnh viện An Định Bắc Kinh đã tiến hành khảo sát dịch tễ học kéo dài chín năm đối với hơn 73.000 trẻ em từ 6-16 tuổi và phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc chứng rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên lên tới 17,5%. Nghĩa là, cứ sáu trẻ em thì có một trẻ mắc các bệnh về tâm thần như trầm cảm.

Haoran, 18 tuổi, được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm nặng cách đây 4 năm và đã nghỉ học kể từ đó. Sau khi cậu vào trường trung học cơ sở, bố mẹ cậu liên tục nhắc nhở: "Con phải vào được trường top đầu, sau đó lấy bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ và tìm một công việc lương cao. Nếu không làm được, con hãy ra khỏi nhà". 

Vào ngày Haoran được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, bố cậu vẫn nói với cậu: Nếu con không đi học và ở nhà, cuộc đời con sẽ chấm dứt.

Cha mẹ lo lắng liên tục gây áp lực cho con cái, nhưng áp lực đó không biến thành động lực mà trở thành hồ sơ bệnh án.

Nếu một đứa trẻ sống trong môi trường áp lực cao như vậy từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ suy kiệt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nhìn thấy điều này, nhiều bậc phụ huynh có thể tự hỏi: Nếu cha mẹ bình thường không thúc đẩy con cái mình thành công thì tương lai của con sẽ ra sao?

Thực tế, có những đứa trẻ sinh ra đã có thành tích học tập tốt, nhưng cũng có những đứa trẻ học không giỏi. Việc ép buộc, đánh đập hay la mắng chúng đều vô ích.

Nếu học không hiệu quả, hãy thử cách khác. Cuộc sống không phải là một đường đua, mà là một vùng hoang dã.

Giáo sư Lý Mỹ Kim đã phát biểu trong một bài giảng:

"Nếu một đứa trẻ học không giỏi, vẫn còn nhiều lựa chọn. Nếu con có năng lực nhận thức tốt, hãy để con nỗ lực học tập; nếu con có năng khiếu đặc biệt nổi bật, hãy hướng dẫn con vượt trội hơn người khác trong những lĩnh vực con giỏi.

Nếu con có kỹ năng tốt, hãy luyện tập nhiều lần cho đến khi đạt đến sự hoàn hảo trong một lĩnh vực nhất định; nếu con có lợi thế về tính cách, hãy làm nhiều công việc liên quan đến việc tương tác với mọi người hơn.

Mỗi người đều có điểm mạnh riêng. Chúa sẽ không đóng sập mọi cánh cửa. Mỗi đứa trẻ đều có con đường riêng để đi". 

Thay vì kỳ vọng quá mức khiến cả hai bên đều đau khổ, cha mẹ nên dạy con theo năng khiếu, trả lại sự tự do cho con và giữ bình tĩnh cho chính mình.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn