Nhảy đến nội dung

Bộ Công an kiến nghị chấn chỉnh tình trạng thỏa thuận ngầm, ‘chạy thầu’ từ vụ Tập đoàn Thuận An

Từ vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và một số đơn vị, địa phương, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cảnh báo “chạy thầu” không còn là hiện tượng cá biệt mà đã trở thành một thực trạng phổ biến. Bản chất của hiện tượng này là sự thỏa thuận ngầm, can thiệp trái phép vào hoạt động đấu thầu, từ đó làm sai lệch bản chất cạnh tranh lành mạnh trong lựa chọn nhà thầu.

Từ quan hệ cá nhân đến “chạy thầu” dự án

Kết luận điều tra của CSĐT Bộ Công an cho thấy, bị can Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thuận An có mối quan hệ thân thiết với bị can Phạm Thái Hà , cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, phụ trách theo dõi hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang . Từ mối quan hệ này, Nguyễn Duy Hưng đã nhờ ông Phạm Thái Hà giới thiệu, tác động để cho Tập đoàn Thuận An tham gia các gói thầu đầu tư công.

Nhận lời 'nhờ vả' của Hưng, ông Phạm Thái Hà đã lợi dụng chức trách nhiệm vụ được giao để giới thiệu, tác động đến một số cán bộ có chức trách nhiệm vụ tại các địa phương, bộ ngành để tạo điều kiện cho Tập đoàn Thuận An.

Cơ quan điều tra xác định, Nguyễn Duy Hưng có vi phạm trong hoạt động đấu thầu tại 5 dự án lớn gồm: Dự án cầu Đồng Việt (Bắc Giang), cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, cầu Vĩnh Tuy 2, đường ven sông Hạ Long - Đông Triều (Quảng Ninh) và quốc lộ 14E. Hành vi của Hưng có sự tiếp tay từ nhiều cán bộ ở các Ban Quản lý dự án thuộc TP Hà Nội, các tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh và Cục Đường bộ Việt Nam.

Đáng chú ý, theo kết luận điều tra, ở tất cả các dự án, Hưng đều tạo ra “cơ chế” chi tiền cho cán bộ để được nghiệm thu, thanh toán nhanh. Tổng thiệt hại cho ngân sách nhà nước bị xác định lên tới hơn 120 tỷ đồng, riêng Hưng hưởng lợi bất chính gần 98 tỷ đồng.

Qua vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an nhận định: “Chạy thầu” không còn là hiện tượng cá biệt, mà đã trở thành một thực trạng phổ biến. Bản chất của hiện tượng này là sự thỏa thuận ngầm, can thiệp trái phép vào hoạt động đấu thầu, từ đó làm sai lệch bản chất cạnh tranh lành mạnh trong lựa chọn nhà thầu.

Nhiều doanh nghiệp muốn trúng thầu buộc phải có quan hệ, chấp nhận chi tiền “cơ chế” cho cán bộ có thẩm quyền. Đây dần trở thành một phần “tất yếu” trong quy trình tham gia và trúng thầu các dự án.

Vụ án Thuận An là ví dụ điển hình cho thấy việc các nhà thầu ngay từ đầu đã sử dụng mối quan hệ để thông đồng, móc ngoặc với chủ đầu tư, được “cài thầu” từ trong hồ sơ, được tiết lộ thông tin gói thầu để làm hồ sơ đấu thầu phù hợp. Việc chấm thầu, lựa chọn nhà thầu do đó chỉ còn mang tính hình thức, khiến các doanh nghiệp có năng lực thực sự nhưng không có quan hệ bị loại bỏ một cách bất công.

Tiếp tục xác minh, xử lý tổ chức và cá nhân liên quan

Từ kết quả điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an kiến nghị, Bộ Tài chính kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và công khai kết quả hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán xác nhận báo cáo tài chính, doanh thu, chi phí, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đúng làm năng lực tài chính để được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, nhà thầu thi công công trình; hạn chế bị các đối tượng lợi dụng can thiệp, tác động nâng khống năng lực để được lựa chọn làm chủ đầu tư, nhà thầu thi công, dẫn đến tình trạng thực hiện dự án không đảm bảo, kéo dài, bán thầu, gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, tổ chức.

Bộ Xây dựng nghiên cứu đánh giá, tham mưu để xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật liên quan đến định mức, đơn giá trong xây dựng nhằm bảo đảm dự toán các hạng mục công trình dự án phù hợp với chi phí thực tế theo giá thị trường để áp dụng trong xây dựng đảm bảo nguyên tắc các doanh nghiệp thực hiện đầu tư dự án có lợi nhuận trên cơ sở tiết kiệm tối đa, tránh việc gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, tổ chức liên quan.

Bộ Tài chính, UBND các tỉnh xem xét xử lý hành chính đối với các công ty và tổ chức kiểm toán, tư vấn giám sát có sai phạm đã kết luận trong vụ án.

Các bộ, ngành, UBND các địa phương và các cơ quan chức năng đặc biệt chú trọng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu, có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa vi phạm pháp luật nhất là hành vi tiêu cực, tham nhũng, ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu.

Ngoài các bị can đã khởi tố và đề nghị truy tố, có một số cá nhân, tổ chức cá nhân, vi phạm liên quan ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ xét xử trách nhiệm hình sự hoặc chưa đảm bảo mức truy cứu trách nhiệm hình sự cần củng cố thêm căn cứ, mức độ đã hành vi sai phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra, xác minh để xử lý theo quy định và đề xuất xử lý nghiêm theo đúng quy định.

Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an còn xác định một số cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật có liên quan đến các vụ án khác.

 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn