Nhảy đến nội dung
 

Bi đừng sợ, Đất rừng phương Nam gây tranh cãi là dấu hiệu tốt

Sự chênh lệch giữa kỳ vọng của khán giả đại chúng và tính tiên phong của tác phẩm có thể gây ra tranh cãi. Đó là điều tốt.

PGS.TS Hoàng Cẩm Giang - Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường đại học Quốc gia Hà Nội - nêu quan điểm tại hội thảo Phát hiện và bồi dưỡng tài năng điện ảnh: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp của Việt Nam.

Sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia điện ảnh, đạo diễn, nhà sản xuất uy tín, diễn ra chiều 1-7 trong khuôn khổ Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ ba (DANAFF III) (tới hết ngày 5-7) tại TP. Đà Nẵng.

Có một sự đứt gãy

Bà Hoàng Cẩm Giang cho biết "thẩm mỹ điện ảnh" và "tầm đón đợi" là một khía cạnh quan trọng trong sự phát triển của điện ảnh Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh "hậu điện ảnh" và sự xuất hiện của các tác phẩm mang tính tiên phong, thử nghiệm.

"Có một sự đứt gãy hoặc chênh lệch trong tầm đón đợi và gu thẩm mỹ giữa khán giả đại chúng trong nước và các tác phẩm điện ảnh mới, mang tính thể nghiệm hoặc có tính quốc tế", bà ví dụ Bi, đừng sợ! (Phan Đăng Di), Vị (Lê Bảo), Đất rừng phương Nam (Nguyễn Quang Dũng)….

Bà Giang dẫn trường hợp Bi, đừng sợ!, nếu các giám khảo ở các liên hoan phim ở châu Âu đánh giá cao bộ phim này về chất thơ và sự thể nghiệm, thì nhiều khán giả trong nước lại cho phim không trung thành với hiện thực, đặc biệt là cảnh quan Hà Nội.

"Điều này cho thấy sự khác biệt về 'tầm đón đợi' của khán giả; hiện trạng đó phổ biến, không riêng Việt Nam", bà ví dụ các tác phẩm do thế hệ đạo diễn thứ sáu của Trung Quốc hay Làn sóng mới của Thái Lan làm khi ra mắt cũng gây tranh cãi.

Mặt khác kể cả phim có gây tranh cãi thì cũng được coi là một tín hiệu đáng mừng . Nó chứng tỏ sức sống của điện ảnh Việt Nam trong bối cảnh đương đại.

Song theo bà Cẩm Giang, để tạo ra sự chuyển động và đổi mới cho điện ảnh và nghệ thuật, cần phải có những tác phẩm tạo ra độ đứt gãy về tầm đón đợi.

Vì thế "không chỉ giáo dục thẩm mĩ mà cần nuôi dưỡng, tạo điều kiện để nâng cao gu thẩm mỹ của khán giả. Khi đó, điện ảnh Việt Nam sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn", bà nói.

"Làm phim cần hồn nhiên và nguyên bản"

Bà Ngô Phương Lan, giám đốc DANAFF III, phát biểu một nền điện ảnh thành công là phải có những tác phẩm điện ảnh hay. Muốn vậy, phải có được tài năng điện ảnh, trẻ, mới mẻ và sung sức để bổ sung vào lực lượng làm phim.

"Hoạt động đào tạo các gương mặt mới là rất quan trọng để phát hiện, nuôi dưỡng tài năng đưa đến với điện ảnh chuyên nghiệp", bà nhấn mạnh.

Tại hội thảo, nhiều diễn giả và khách mời cũng chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng điện ảnh.

Bà Phan Thị Bích Hà - nguyên hiệu trưởng Trường đại học Sân khấu điện ảnh TP.HCM - bàn về việc xây dựng thế hệ làm phim mới, đòi hỏi phải có sự học hỏi và mở rộng hợp tác.

Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh giành thời gian nói về xây dựng chương trình đào tạo ngành phim trong khuôn khổ trường đại học đa ngành.

Vấn đề đào tạo nhân lực điện ảnh trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa cũng được đặt ra.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên mở Trung tâm hỗ trợ Phát triển tài năng Điện ảnh TPD năm 2002 bắt nguồn từ việc muốn ủng hộ, hỗ trợ người trẻ "chơi" trong cuộc chơi điện ảnh.

Điều này xuất phát từ việc bản thân anh khi mới bắt đầu con đường điện ảnh đã nhận được sự ủng hộ quan trọng từ những cá nhân/ tổ chức ủng hộ các tài năng mới.

"Làm phim chẳng có gì là khó cả. Làm phim không cần kinh nghiệm mà chỉ cần hồn nhiên và nguyên bản. Quan trọng nhất là tin và hoàn thành bộ phim của bạn", đạo diễn nhắn nhủ các bạn trẻ.

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn