Nhảy đến nội dung
 

Bất chấp loạt 'đá tảng', Campuchia đặt mục tiêu siêu tham vọng, đến Thái Lan, Malaysia mất hàng chục năm vẫn chưa làm được

Mục tiêu này thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Campuchia dù còn nhiều rào cản kinh tế.

Bài viết thể hiện quan điểm của Kosalthanan Neth, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc-ASEAN, Đại học CamTech.

Chính phủ Campuchia đã đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng, đó là trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2050.

Để làm được điều đó, thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI) của nước này cần tăng từ 2.390 USD năm 2023 lên 14.005 USD vào năm 2050, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 6,77% trong suốt 27 năm tới. Con số này cao hơn mức dự báo tăng trưởng 5,8% của Ngân hàng Phát triển châu Á và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho năm 2025.

Tuy mục tiêu này mang tính biểu tượng và thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ, nhưng thực tế cho thấy trong khối ASEAN, chỉ có Singapore và Brunei là đạt được thu nhập cao. Trong khi đó, Malaysia và Thái Lan đã “mắc kẹt” ở ngưỡng thu nhập trung bình hơn 30 năm.

Nếu muốn tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, Campuchia cần thực hiện cải cách sâu rộng về cơ cấu kinh tế, giáo dục và thể chế, đồng thời thúc đẩy mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo và năng suất.

Cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc vào các ngành giá trị thấp

Nền kinh tế Campuchia hiện phụ thuộc lớn vào các ngành thâm dụng lao động và giá trị gia tăng thấp như dệt may, da giày và hàng du lịch – chiếm hơn 11% GDP năm 2022. Ngành nông nghiệp, chiếm 17,1% GDP, chủ yếu vẫn xuất khẩu hàng hóa thô, chưa qua chế biến.

Mô hình tăng trưởng này khó có thể đưa Campuchia lên mức thu nhập cao bởi nó hạn chế khả năng tạo giá trị trong nước và cải thiện năng suất lao động.

Trong khi đó, cạnh tranh từ các nước chi phí thấp như Bangladesh ở phân khúc sản xuất cơ bản và Hàn Quốc, Nhật Bản ở nhóm công nghệ cao đang tạo sức ép kép.

Ngành du lịch – đóng góp khoảng 9,4% GDP – cũng dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài như đại dịch COVID-19 vài năm trước.

Đáng lo ngại hơn, nền kinh tế đang chứng kiến dấu hiệu đầu tư quá mức vào bất động sản. Tỷ lệ hấp thụ chung cư cao cấp và khu dân cư khép kín còn thấp. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2023 chỉ ra xu hướng tăng trưởng tín dụng vào thị trường nhà đất, bao gồm hoạt động cho vay phi chính thức thông qua hệ thống “ngân hàng trong bóng tối”.

Các dòng vốn đang chảy vào tài sản đầu cơ thay vì các lĩnh vực tạo giá trị bền vững như giáo dục, công nghệ và sản xuất. Điều này đe dọa triển vọng tăng trưởng dài hạn và công bằng xã hội.

Rào cản trong đổi mới và cơ chế

Campuchia hiện xếp hạng 103/133 quốc gia trong Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (Global Innovation Index), thua xa Thái Lan (41). Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) rất hạn chế, chỉ chiếm 0,12% GDP theo số liệu năm 2023 của WB.

Công nghiệp gia công như dệt may và điện tử chủ yếu do doanh nghiệp nước ngoài sở hữu, thực hiện các khâu giá trị thấp và ít liên kết với doanh nghiệp nội địa.

Về nhân lực, chỉ 35,1% dân số hoàn thành chương trình trung học phổ thông, trong khi tỷ lệ bỏ học toàn quốc ở mức 15,6%. Ở các vùng nông thôn và nhóm thu nhập thấp, tỷ lệ này còn cao hơn.

Chất lượng học tập thấp. Chỉ 12% học sinh đạt chuẩn toán và 10,4% đạt chuẩn khoa học, theo khảo sát PISA 2022. Thiếu giáo viên STEM, thiết bị thí nghiệm và truy cập số tại vùng sâu vùng xa càng làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Ngoài ra, môi trường kinh doanh thiếu minh bạch làm giảm khả năng thu thuế và hạn chế đầu tư vào dịch vụ công thiết yếu.

Vì vậy, để đạt mục tiêu quốc gia thu nhập cao vào năm 2050, Campuchia cần đa dạng hóa nền kinh tế, nâng cấp chuỗi giá trị nông nghiệp, thu hút đầu tư FDI vào điện tử, công nghệ cao. Ngoài ra, cần siết kiểm soát tín dụng bất động sản, ưu tiên tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như lĩnh vực sản xuất.

Chính phủ cũng cần đầu tư mạnh vào giáo dục và R&D, đặc biệt ở lĩnh vực STEM, hạ tầng số và năng lực giảng dạy. Campuchia cần cải cách thể chế, số hóa dịch vụ công, đơn giản hóa thủ tục, chống tham nhũng vặt và cải thiện năng lực quản trị.

Theo Khmertimes

 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn