Nhảy đến nội dung

Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm người mắc tiểu đường phải đến bệnh viện ngay lập tức

TPO - Nếu đường huyết thấp 4,0 mmol/L là đã bị hạ đường huyết, bệnh nhân nên ăn ngay kẹo bánh (nhiều glucose) hoặc xôi, cơm (tinh bột) và đo lại đường huyết sau 15 phút để đánh giá. Nếu vẫn thấp thì ăn tiếp. Tuy nhiên nếu mệt nhiều, mệt kéo dài, không tỉnh táo hoặc đường huyết thấp 2,5 mmol/L thì phải đi cấp cứu vào bệnh viện gần nhất.

TPO - Nếu đường huyết thấp < 4,0 mmol/L là đã bị hạ đường huyết, bệnh nhân nên ăn ngay kẹo bánh (nhiều glucose) hoặc xôi, cơm (tinh bột) và đo lại đường huyết sau 15 phút để đánh giá. Nếu vẫn thấp thì ăn tiếp. Tuy nhiên nếu mệt nhiều, mệt kéo dài, không tỉnh táo hoặc đường huyết thấp < 2,5 mmol/L thì phải đi cấp cứu vào bệnh viện gần nhất.

Tìm hiểu nguyên nhân gây mệt là gì?

Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) thường giảm sức đề kháng nên rất dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm virus, nhất là vào mùa Đông Xuân. Lưu ý là bệnh nhân ĐTĐ có thể bị nhiễm khuẩn nhưng lại không sốt. Say rượu vốn là một nguyên nhân thường gặp nhưng hiện nay ít gặp hơn do quy định cấm uống rượu bia khi tham gia giao thông.

Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm người mắc tiểu đường phải đến bệnh viện ngay lập tức ảnh 1

Tăng đường huyết là nguyên nhân quan trọng, có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện. Nguyên nhân do ăn nhiều đồ ngọt, và có thể cả quên thuốc đái tháo đường. Ngoài mệt mỏi, bệnh nhân thường có thêm các triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều… Ảnh minh họa: Internet

Tăng đường huyết là nguyên nhân quan trọng, có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện. Nguyên nhân do ăn nhiều đồ ngọt, và có thể cả quên thuốc đái tháo đường. Ngoài mệt mỏi, bệnh nhân thường có thêm các triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều…

Nguy hiểm nhất là hạ đường huyết vì có thể gây hôn mê và ảnh hưởng đến tính mạng. Có nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ như ăn ít, ăn chậm hoặc bỏ bữa, vận động nhiều (do đi bộ nhiều, leo núi). Sai liều insulin hoặc thuốc uống cũng rất hay gặp do ăn không đúng bữa, hoặc ngủ dậy muộn nên uống/tiêm gộp liều thuốc.

Lưu ý uống rượu nhiều sẽ ức chế gan sản xuất glucose dẫn đến hạ đường huyết nặng, đặc biệt khi chỉ uống rượu mà không ăn hay ăn ít thì rất dễ bị hạ đường huyết.

Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ nặng lên cũng có thể khiến bệnh nhân thấy không được khỏe. Ví dụ biến chứng thần kinh ngoại biên gây tê bì chân và mất ngủ, đường máu cao gây tiểu đêm nhiều cũng khiến mất ngủ, và mệt mỏi… Những nguyên nhân khác có thể gây mệt mỏi ở bệnh nhân ĐTĐ là huyết áp tăng do quên uống thuốc hoặc ngủ ít.

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân ĐTĐ cũng hay có cảm giác mệt mỏi, bực dọc, lo lắng do áp lực cuộc sống, cơ thể bệnh tật... Tình trạng này sẽ nặng hơn nếu bệnh nhân đó vốn đã bị trầm cảm hay rối loạn lo âu từ trước.

Người bệnh đái tháo đường cần làm gì khi thấy mệt mỏi

Với người không bị ĐTĐ thì việc mệt mỏi chút xíu, đều không đáng ngại. Nhưng các bệnh nhân ĐTĐ thì phải cảnh giác với mọi bất thường vì đó có thể là những dấu hiệu của biến chứng, đe dọa phải nhập viện.

Một số điều bệnh nhân ĐTĐ cần làm

Ngay khi thấy mệt mỏi, nhất là mệt nhiều hay mệt kèm theo đau ngực, sốt, khát nước… thì việc cần đầu tiên là phải đo ngay huyết áp, đường huyết mao mạch và nhiệt độ.

Nếu chỉ mệt nhẹ, và chắc chắn là do làm việc nhiều hơn bình thường hay thức khuya quá… thì nên dành thời gian nghỉ ngơi. Có thể cắt bớt một số công việc, lịch tập luyện.

Nếu đường huyết thấp < 4,0 mmol/L là đã bị hạ đường huyết, BN nên ăn ngay kẹo bánh (nhiều glucose) hoặc xôi, cơm (tinh bột) và đo lại đường huyết sau 15 phút để đánh giá. Nếu vẫn thấp thì ăn tiếp. Tuy nhiên nếu mệt nhiều, mệt kéo dài, không tỉnh táo hoặc đường huyết thấp < 2,5 mmol/L thì phải đi cấp cứu vào bệnh viện gần nhất.

Nếu đường huyết cao > 14,0 mmol/L thì cần cảnh giác với nguy cơ bị nhiễm toan ceton. Bệnh nhân nên uống thêm nước, nghỉ ngơi, hạn chế vận động, và có thể tiêm thêm 1 mũi insulin nhanh hoặc tăng liều mũi insulin (khoảng 2 đơn vị) trước bữa ăn tiếp theo. Sau đó, bệnh nhân cũng cần theo dõi đường huyết thường xuyên hơn.

Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm người mắc tiểu đường phải đến bệnh viện ngay lập tức ảnh 2

Nếu bệnh nhân đái tháo đường mệt nhiều, mệt kéo dài, không tỉnh táo hoặc đường huyết thấp < 2,5 mmol/L thì phải đi cấp cứu vào bệnh viện gần nhất. Ảnh minh họa: Internet

Nếu mệt kèm theo sốt, đặc biệt là sốt cao, rét run, hay đau tức ngực… là những triệu chứng nhiễm khuẩn nặng, và có nguy cơ gây rối loạn đường huyết, thậm chí nhiễm toan ceton nên bệnh nhân cần liên hệ ngay với Bác sỹ điều trị ĐTĐ của mình hoặc đến khám ở Bệnh viện gần nhất. Còn nếu sốt nhẹ kèm sổ mũi, ho húng hắng thì bệnh nhân nên nằm nghỉ, tránh đi ra chỗ gió rét, và kiểm tra đường huyết thường xuyên, ăn uống bình thường.

Nếu huyết áp tăng (> 140/90 mmHg) thì phải kiểm tra xem đã uống thuốc huyết áp chưa, nếu chưa thì cần uống ngay theo đơn, còn nếu đã uống rồi thì có thể cân nhắc uống thêm 1 viên nữa hoặc xin ý kiến bác sỹ. Cố gắng giữ nếp sinh hoạt như bình thường Việc rất quan trọng là phải tiêm và uống các thuốc đầy đủ và đúng giờ. Lưu ý là các thuốc đái tháo đường (tiêm và/hoặc uống) thường được dùng trước hoặc sau các bữa ăn chứ không phải là theo đúng 1 giờ cố định.

Những lưu ý quan trọng

Ăn đủ số bữa và đúng giờ, tuyệt đối tránh bỏ bữa dù ngủ dậy muộn

Đo đường huyết thường xuyên hơn, có thể 2-4 lần/ngày, cả sau ăn nhất là khi ăn nhiều, ăn đồ ăn lạ

Giữ ấm cơ thể, uống đủ nước. Có thể uống rượu vang được, hạn chế uống rượu mạnh

Khi đi lễ hay du lịch nên mang giầy thể thao buộc dây, êm nhẹ

Kiểm tra bàn chân thường xuyên, nhất là với những người đã có biến chứng thần kinh ngoại vi, bị tê chân hoặc mất cảm giác chân

Liên hệ ngay với bác sỹ điều trị khi thấy mệt nhiều

Bệnh nhân ĐTĐ cần lưu ý giữ đường huyết trước bữa ăn từ 5,0 – 7,2 mmol/L, đường huyết sau ăn < 11,0 mmol/L và huyết áp < 130/80 mmHg.

TS. BS Nguyễn Quang Bảy - Trưởng Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai