Nhảy đến nội dung
 

Bác sĩ chỉ cách ăn uống cực kỳ đơn giản 'đánh bay' sỏi thận

TPO - Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người trên toàn thế giới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này thông qua một chế độ ăn uống khoa học. ThS.BS. Cao Thị Như - Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ những nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân sỏi thận cải thiện sức khỏe hiệu quả.

TPO - Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người trên toàn thế giới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này thông qua một chế độ ăn uống khoa học. ThS.BS. Cao Thị Như - Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ những nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân sỏi thận cải thiện sức khỏe hiệu quả.
Bác sĩ chỉ cách ăn uống cực kỳ đơn giản 'đánh bay' sỏi thận ảnh 1
Một thói quen tốt để ngăn ngừa sỏi thận là uống nước chanh không đường mỗi ngày hoặc sử dụng nước ép tự nhiên từ cam, bưởi. Ảnh minh họa: Internet

Nguyên tắc 1: Uống đủ nước - "Chìa khóa" đẩy lùi sỏi thận

Uống đủ nước được xem là biện pháp hữu hiệu hàng đầu để ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

Cơ chế hoạt động: Nước giúp làm loãng nước tiểu, qua đó làm giảm nồng độ của các chất có khả năng tạo sỏi và hỗ trợ đào thải chúng ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên.

Lượng nước khuyến nghị: Mỗi người nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày.

Phương pháp uống đúng: Hãy uống nước đều đặn trong suốt cả ngày, không nên đợi đến khi cảm thấy khát mới uống.

Lựa chọn đồ uống: Nước lọc hoặc nước khoáng không ga là sự lựa chọn tốt nhất. Cần tránh các loại nước ngọt, nước có ga và nước ép trái cây chứa nhiều đường.

Bác sĩ chỉ cách ăn uống cực kỳ đơn giản 'đánh bay' sỏi thận ảnh 2
Các loại thực phẩm như thịt đỏ, gia cầm và cá có thể làm tăng nồng độ acid uric và calci trong nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi hình thành. Ảnh minh họa: Internet

Nguyên tắc 2: Giảm lượng muối (Natri) – Giảm áp lực cho thận

Một chế độ ăn giảm muối có vai trò trực tiếp trong việc ngăn ngừa sỏi thận bằng cách giúp giảm lượng calci trong nước tiểu.

Thực phẩm cần hạn chế: Cần hạn chế muối ăn và các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao như đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ hộp.

Giải pháp thay thế: Hãy làm phong phú hương vị món ăn bằng các loại gia vị tự nhiên như húng quế, hương thảo, tỏi và ớt.

Lưu ý quan trọng: Hãy tập thói quen đọc nhãn thực phẩm để kiểm soát lượng muối tiêu thụ hàng ngày không vượt quá 2.300 mg.

Nguyên tắc 3: Điều chỉnh lượng đạm động vật - Bảo vệ thận khỏi quá tải

Việc tiêu thụ nhiều protein từ động vật có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Cơ chế tác động: Các loại thực phẩm như thịt đỏ, gia cầm và cá có thể làm tăng nồng độ acid uric và calci trong nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi hình thành.

Khuyến nghị: Nên hạn chế lượng protein động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Nguồn protein thay thế: Hãy tăng cường sử dụng protein có nguồn gốc từ thực vật như các loại đậu, hạt và sản phẩm làm từ đậu nành. Đạm thực vật không chỉ giúp giảm rủi ro tạo sỏi mà còn là nguồn cung cấp chất xơ và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể.

Nguyên tắc 4: Tăng cường thực phẩm giàu citrate - "vệ sĩ" ngăn ngừa sỏi

Citrate là một chất tự nhiên có khả năng ức chế sự hình thành sỏi thận một cách hiệu quả.

Cơ chế bảo vệ: Citrate ngăn chặn sự kết tinh của các ion Calci và Oxalate, hai thành phần chính cấu tạo nên sỏi thận.

Nguồn cung cấp dồi dào: Citrate có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam và bưởi.

Cách bổ sung: Một thói quen tốt là uống nước chanh không đường mỗi ngày hoặc sử dụng nước ép tự nhiên từ cam, bưởi.

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quyết định trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận. Bằng việc áp dụng một cách nghiêm túc những nguyên tắc trên, quý vị và các bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sỏi thận là bệnh lý khi nồng độ chất khoáng và muối trong nước tiểu cao, được lắng đọng lại trong thận và đường tiết niệu. Các chất này lắng đọng lâu ngày kết tinh lại thành tinh thể muối khoáng giống như hạt sỏi (chủ yếu là tinh thể của Canxi).

Viên sỏi nhỏ được bài tiết ra khỏi cơ thể theo nước tiểu và không gây đau đớn. Tuy nhiên đối với viên sỏi lớn sẽ khiến bệnh nhân đau đớn do khi đào thải viên sỏi di chuyển xuống niệu quản, bàng quang làm cho bề mặt sỏi cọ xát nhiều, gây tổn thương đường tiết niệu. Khi sỏi thận bị kẹt lại gây tắc nghẽn, giãn nở, ảnh hưởng tới dây thần kinh thận, gây đau đớn cho bệnh nhân. Nhiều trường hợp tắc ống dẫn nước tiểu khiến nước tiểu tồn đọng gây viêm nhiễm,… Sỏi thận chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận.

Theo khảo sát, tỷ lệ mắc bệnh trước 70 tuổi ở nam giới khoảng 10%, nữ giới khoảng 5%. Bệnh có nguy cơ tái phát ở những người đã từng mắc trước đó.

Các loại sỏi thận thường gặp

Sỏi canxi: Phổ biến nhiều, có khả năng tái phát cao, thường gặp ở nam giới từ 20 - 30 tuổi. Khi canxi kết hợp với các gốc oxalat, carbonat, phosphat tạo thành tinh thể lắng đọng thành sỏi thận.

Sỏi cystin: Thường gặp ở bệnh nhân rối loạn cystin niệu di truyền.

Sỏi phosphat: Chủ yếu là sỏi amoni magie photphat kích thước lớn, gây nhiễm khuẩn proteus niệu.

Sỏi axit uric: Thường gặp ở nam giới, khi axit uric trong cơ thể rối loạn chuyển hóa có thể do bệnh gout.

Sỏi struvite: Gặp chủ yếu ở nữ giới, do tắc nghẽn đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn.

Bác sĩ chỉ cách ăn uống cực kỳ đơn giản 'đánh bay' sỏi thận ảnh 3
Cơn đau từ thắt lưng xuống vùng mạn dưới sườn rồi lan xuống xương chậu và cuối cùng là bụng dưới. Đây là triệu chứng do sỏi thận di chuyển gây cọ xát tổn thương đường tiết niệu. Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây mắc bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc bệnh sỏi thận, nhưng chủ yếu là do thói quen sinh hoạt. Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến tình trạng trên:

Thói quen uống ít nước dẫn đến lượng nước trong cơ thể không đủ để tuần hoàn thận. Vì vậy chức năng lọc của thận giảm, nước tiểu đặc chứa nồng độ ion muối khoáng cao, dễ kết tinh.

Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn nhiều đồ dầu mỡ, ăn mặn quá và sử dụng thức ăn chứa nhiều gốc ion muối như cần tây, rau muống, cải,… cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Đặc biệt là nhịn tiểu khiến cho nước tiểu tích tụ bàng quang nhiều, gây bể thận tích tụ chất khoáng trong thời gian dài gây lên sỏi thận.

Cơ thể có dị tật bẩm sinh về đường tiết niệu gây tắc nghẽn.

Nhiễm trùng đường sinh dục và tiết niệu do vệ sinh không thường xuyên làm cho nguy cơ mắc sỏi thận cao.

Sử dụng thuốc có thành phần gây sỏi thận như thuốc lợi tiểu, thiazid,…

Bị chấn thương nằm một chỗ cũng ảnh hưởng gây bệnh.

Với những nguyên nhân gây bệnh như trên thì biểu hiện của bệnh sỏi thận là điều mà mọi người quan tâm nhiều.

Biểu hiện của bệnh sỏi thận

Bệnh xảy ra âm thầm nhưng có thể biết được triệu chứng bệnh qua các biểu hiện dưới đây.

Đau bụng và thắt lưng

Cơn đau từ thắt lưng xuống vùng mạn dưới sườn rồi lan xuống xương chậu và cuối cùng là bụng dưới. Đây là triệu chứng do sỏi thận di chuyển gây cọ xát tổn thương đường tiết niệu.

Đi tiểu khó, tiểu buốt

Bệnh nhân khó khăn khi đi tiểu, thường tiểu buốt do khi đi tiểu kéo theo sỏi thận dẫn đến tình trạng đau, viêm nhiễm.

Đi tiểu ra máu

Đây là dấu hiệu đường tiết niệu bị tổn thương khi sỏi thận di chuyển cọ xát.

Nước tiểu lẫn cặn hoặc có màu bất thường

Nước tiểu lẫn cặn bã do nhiều chất cặn bã lắng đọng được thải ra ngoài và thường không có mùi nhiều. Còn nước tiểu có màu tức là bị viêm nhiễm đường tiết niệu do cọ xát nhiều gây nên mùi nước tiểu hôi.

Bác sĩ chỉ cách ăn uống cực kỳ đơn giản 'đánh bay' sỏi thận ảnh 4
biểu hiện sỏi thận gây tắc nghẽn thận khiến cho việc đi tiểu không được. khi xảy ra trường hợp cần đi thăm khám và nghe lời bác sĩ để giải quyết kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Tiểu dắt và tiểu són

Thường gặp khi lượng nước tiểu ít và tiểu nhiều lần do sỏi di chuyển xuống niệu quản và bàng quang gây tắc nghẽn đường nước tiểu.

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Do sỏi thận ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và dây thần kinh bụng dẫn đến dạ dày khó chịu, co thắt gây nên tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa.

Thường bị sốt và có cảm giác ớn lạnh

Đây là biểu hiện cho thấy bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Là biến chứng do sỏi thận gây ra khiến bạn bị sốt kèm theo ớn lạnh, run.

Bạn không đi tiểu được

Đây là biểu hiện sỏi thận gây tắc nghẽn thận khiến cho việc đi tiểu không được. khi xảy ra trường hợp cần đi thăm khám và nghe lời bác sĩ để giải quyết kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Diệu Hiền - Bệnh viện Bạch Mai
 
 
 
logo
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐẠI SÀN

GPĐKKD: 0103884103 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/06/2009.

Địa chỉ: Gian số L4-07 tầng 4, nơ-2 - Gold Season,  47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

MIỀN BẮC

Địa chỉ Showroom: D11-47 KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại  Điện thoại: 1900 98 98 36

MIỀN NAM

Địa chỉ VPGD: 57/1c, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại  Email: info@daisan.vn