Nhảy đến nội dung
 

Ai là người truyền đi bức điện báo tin chiến thắng về Tổng hành dinh ngày 30/4/1975?

TPO - 11h30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước thống nhất.

TPO - 11h30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước thống nhất.

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trong kế hoạch phòng thủ Sài Gòn - Gia Định của địch, Xuân Lộc là “mắt xích trọng yếu”. Chính Tham mưu trưởng lục quân Mỹ Đại tướng Frederick C. Weyand trực tiếp lên Xuân Lộc thị sát và nhấn mạnh: “Phải giữ cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”. Để biến Xuân Lộc thành “cánh cửa thép”, địch đã bố trí ở đây một lực lượng mạnh gồm: Sư đoàn bộ binh 18 còn nguyên vẹn, một liên đoàn biệt động quân, một trung đoàn thiết giáp, chín tiểu đoàn bảo an, phòng ngự trong công sự kiên cố.

Câu trả lời đúng là đáp án C: Trước năm 1975, vùng đất Xuân Lộc (nay gồm huyện Xuân Lộc và TP Long Khánh, thuộc tỉnh Đồng Nai) được xem là “lá chắn thép bảo vệ Sài Gòn. Sau 12 ngày đêm chiến đấu ác liệt, đến sáng 21/4/1975, quân ta đã đánh tan “lá chắn thép” của kẻ địch.

Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 14/4/1975, thể theo nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân Thành phố Sài Gòn-Gia Định, Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy chiến dịch. Bức điện của Bộ Chính trị do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương ký gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch có nội dung: “Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Câu trả lời đúng là đáp án A: Từ căn phòng thu âm của Đài phát thanh Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố: “Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam”.

Câu trả lời đúng là đáp án B: Trung tá Bùi Văn Tùng - Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, thuộc Quân đoàn 2, chính là người viết lời đầu hàng cho Dương Văn Minh. Khi ấy, Chính ủy Bùi Văn Tùng rất nhanh đã thảo ra Lời tuyên bố đầu hàng để Dương Văn Minh đọc trên đài phát thanh. Có một điều thú vị đằng sau lời tuyên bố đầu hàng, đó là sự không nhượng bộ của chính ủy Bùi Văn Tùng khi ấy với Tổng thống Dương Văn Minh. Dương Văn Minh đề nghị được bỏ chức vụ Tổng thống trong Tuyên bố đầu hàng, chỉ viết là “Đại tướng Dương Văn Minh”, vì ông ta chưa kịp làm lễ nhậm chức. Nhưng Trung tá Bùi Văn Tùng đã kiên quyết bắt Tướng Minh phải đọc Tuyên bố đầu hàng với danh nghĩa Tổng thống, vì như vậy toàn bộ hệ thống chính quyền và quân đội ngụy Sài Gòn mới tuân thủ, súng mới ngừng nổ, giảm bớt đổ máu và mới bảo vệ được thành phố Sài Gòn tránh đổ nát vì bom đạn.

Câu trả lời đúng là đáp án C: Theo báo Nhân Dân, khoảnh khắc vinh quang nhất đến vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, khi lá cờ giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc Lập. Lúc này, đồng chí Mai Hoa Thám và đồng chí Vọng, thuộc Tổ Cơ yếu Quân đoàn 2, đã khẩn trương truyền đi một bức điện báo cáo tin chiến thắng về Tổng hành dinh: “10 giờ ngày 30/4, toàn bộ Lữ 203, e9, e66PB, Cx của Quân đoàn 2 đã vào Sài Gòn, chiếm lĩnh Dinh Độc Lập, bắt Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu cùng nhân viên cấp cao ngụy Sài Gòn đang họp, bắt Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng (12 giờ, giờ Sài Gòn)".

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)