ACB có gì trong cuộc đua thị phần thu hút khách hàng FDI

Bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Việt Nam vẫn duy trì sức hút với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ các chính sách mở cửa và sự trợ lực lớn từ hệ thống ngân hàng bản địa.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn duy trì xu hướng tích cực bất chấp những biến động trong 4 tháng đầu năm 2025. Tính đến ngày 30/4, so với cùng kỳ, tổng vốn FDI bao gồm vốn đăng ký mới, vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9%. Đặc biệt, vốn FDI thực hiện ước đạt 6,74 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ, đánh dấu mức giải ngân cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Mặc dù các biện pháp thuế quan từ Mỹ đang tạo ra những thách thức nhất định đối với hoạt động xuất khẩu và dòng vốn FDI, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI. Giai đoạn tạm hoãn thuế 90 ngày là cơ hội quan trọng để Việt Nam chuẩn bị các giải pháp ứng phó, điều chỉnh chính sách vĩ mô linh hoạt và cải thiện toàn diện môi trường đầu tư – kinh doanh.
Không dừng lại ở đó, chất lượng và mức độ gắn bó của doanh nghiệp ngoại với Việt Nam chính là điểm nhấn giữa "bão" thuế quan. Việc Việt Nam giữ được tỷ lệ cao các dự án tăng vốn, cũng như đón các tập đoàn về "đóng đô" với quy mô lớn, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường nội địa ngày càng bền vững hơn.
Theo khảo sát doanh nghiệp quý 1/2025 của Tổng cục Thống kê, 87% doanh nghiệp FDI đánh giá tình hình sản xuất – kinh doanh trong quý 2 sẽ duy trì ổn định hoặc cải thiện, tỷ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm doanh nghiệp. Vậy, điều gì khiến nhà đầu tư quốc tế lạc quan và cam kết lâu dài với Việt Nam?
Là tâm điểm dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam nổi bật nhờ ổn định chính trị, nhân lực chất lượng cao, chi phí hợp lý, đồng thời có tốc độ mở cửa nhanh chóng về các hiệp định thương mại (CPTPP, EVFTA, RCEP). Các tập đoàn như Apple, Samsung, LEGO, LG… đều đang mở rộng nhà máy hoặc nâng vốn đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách thu hút FDI tại Việt Nam minh bạch và thích ứng với chuẩn mực mới. Dù đối mặt với chuẩn thuế tối thiểu toàn cầu 15%, Việt Nam vẫn chủ động đề xuất cơ chế hỗ trợ khác ngoài thuế như: hỗ trợ hạ tầng, đào tạo nhân lực, ưu đãi ngành nghề công nghệ cao, sản xuất bền vững và các chính sách "hậu ưu đãi" giúp doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ địa phương. Bên cạnh đó, cộng hưởng từ tiềm lực tài chính của các ngân hàng bản địa, doanh nghiệp FDI có đầy đủ điều kiện để phát triển ổn định tại Việt Nam.
Chính phủ đang thúc đẩy quy hoạch 34 tỉnh thành để hợp nhất thành các "siêu thủ phủ công nghiệp – logistics" với hệ thống cao tốc, cảng nước sâu và khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc liên kết giữa các trung tâm như Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Phòng hay TP.HCM – Long An – Bình Dương giúp tăng tính tập trung, duy trì chuỗi cung ứng và giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một yếu tố "mềm" nhưng rất quan trọng là sự hiện diện của đối tác địa phương có khả năng hỗ trợ thực chất – đặc biệt là trong mảng tài chính – ngân hàng. Các ngân hàng nội địa cho thấy ưu thế về am hiểu luật pháp, văn hóa, địa bàn, thông thạo ngoại ngữ và cung cấp các giải pháp phù hợp giúp giảm đáng kể chi phí tuân thủ, hỗ trợ dòng vốn lưu chuyển hiệu quả hơn. Tất cả những điều kiện thuận lợi nêu trên đã tạo nên sức hút mạnh mẽ và môi trường đầu tư thuận lợi để doanh nghiệp ngoại phát triển ổn định tại Việt Nam.
ACB: FDI là động lực tăng trưởng, ngân hàng nội địa là chất xúc tác
FDI được nhận định là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế dài hạn. Trên nền tảng đó, ACB nổi lên như một trong số ít ngân hàng nội địa với hệ sinh thái toàn diện phục vụ riêng cho phân khúc này.
Với 8 thế mạnh cốt lõi bao gồm:
- Xếp hạng tín nhiệm cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thể hiện năng lực tài chính và quản trị rủi ro vượt trội;
- Top 1 ngân hàng tư nhân trong mảng bán lẻ giúp hiểu rõ hành vi tiêu dùng nội địa;
- Top 2 về mạng lưới phân phối với hơn 400 điểm giao dịch phủ khắp các vùng FDI trọng điểm;
- Chính sách giá cạnh tranh, ổn định và minh bạch theo từng phân khúc doanh nghiệp;
- Bộ sản phẩm chuyên biệt: tài khoản đa tiền tệ, tài trợ thương mại, ngoại hối và các giải pháp phòng vệ rủi ro tỷ giá và hoặc lãi suất linh hoạt kỳ hạn dài đến 5 năm, bảo lãnh, kết nối hệ thống ERP...;
- Ngân hàng số doanh nghiệp tiên phong tích hợp chuẩn API mở SWIFT giao dịch thời gian thực;
- Am hiểu sâu môi trường đầu tư và chính sách địa phương, liên kết chặt với hơn 20 khu công nghiệp trên toàn quốc;
- Đội ngũ chuyên viên tư vấn đầu tư song ngữ – đa ngữ (Anh, Hoa, Hàn, …), chuyên trách hỗ trợ nhà đầu tư ngoại từ bước khảo sát đến vận hành, ACB đã xây dựng mô hình "ngân hàng đồng hành", không chỉ cung ứng dịch vụ tài chính mà còn đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp ngoại.
Với chuyển động thị trường ngày càng phức tạp, ACB đã sát cánh cùng doanh nghiệp thông qua chương trình "La bàn giữa biến động" với những phân tích kịp thời và cụ thể: cập nhật thông tin thị trường tài chính đa ngôn ngữ Việt, Anh, Hoa; khuyến nghị các giải pháp phòng vệ rủi ro tỷ giá, lãi suất đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu, FDI chịu rủi ro tỷ giá và hoặc lãi suất cho nguồn thu, thanh toán, vay nợ bằng ngoại tệ, VND cho các khoản ngắn hạn và trung dài hạn. Bên cạnh đó, ACB triển khai các chương trình ưu đãi Tỷ giá cạnh tranh – Đồng hành xuất khẩu ưu đãi tỷ giá đến 150 điểm dành cho khách hàng xuất khẩu hoặc Ngày vàng chuyển tiền quốc tế ưu đãi phí dành cho khách hàng nhập khẩu với mức phí đồng giá chỉ 9,9 USD/ giao dịch.
Hơn nữa, sau khi Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, ACB là ngân hàng đầu tiên hiện thực hóa bằng loạt giải pháp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn để mở rộng thị trường, chuyển đổi số và phát triển bền vững, cụ thể hóa vai trò hậu phương tài chính.
"Trong giai đoạn nhiều biến động, chủ động thích ứng, minh bạch và linh hoạt tài chính là yếu tố sống còn. Doanh nghiệp cần không chỉ phòng thủ mà còn sẵn sàng chuyển hóa rủi ro thành cơ hội và Ngân hàng ACB là đối tác tin cậy để cùng vượt sóng", Ông Ngô Tấn Long – Phó Tổng Giám đốc ACB nhấn mạnh.
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2025, Tổng giám đốc ACB, Ông Từ Tiến Phát, cho biết với 50% dư nợ nền kinh tế đang thuộc các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng vẫn nhiều cơ hội khai thác dư địa của phân khúc doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, đầu hệ sinh thái và các doanh nghiệp FDI. Báo cáo thường niên của ngân hàng này cũng cho thấy năm 2024, ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng ở tất cả các mảng, đặc biệt mảng doanh nghiệp. Riêng quy mô tín dụng cho nhóm khách hàng FDI của ACB tăng gấp 2,5 lần so với năm 2023, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp FDI đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhờ nhanh nhạy thích ứng với thị trường, đón đầu làn sóng doanh nghiệp FDI đã giúp tín dụng mảng doanh nghiệp tăng cao nhất trong gần một thập kỷ.
Khách hàng quan tâm và tìm hiểu về các chính sách chuyên biệt cho khách hàng doanh nghiệp có thể tham khảo website, hoặc liên hệ Contact Center 247 theo hotline (028) 38 247 247 hoặc liên hệ CN/PGD gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ.