Nhảy đến nội dung

7 triệu chứng cảnh báo bạn mắc rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn mỡ máu (tăng lipid máu) đang trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Theo thống kê mới nhất từ điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ bệnh không lây, tỷ lệ người có cholesterol toàn phần cao (≥5,0 mmol/L hoặc đang điều trị) đã tăng từ 30,2% lên 44,1%, tương đương gần một nửa dân số.

Rối loạn mỡ máu gia tăng nhanh chóng

Đây là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả thì gánh nặng bệnh tật và chi phí điều trị sẽ tiếp tục gia tăng.

Rối loạn mỡ máu diễn ra âm thầm trong nhiều năm và chỉ biểu hiện rõ khi xảy ra biến chứng. Mỡ "xấu" LDL dư thừa dễ tích tụ trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa gây hẹp mạch máu. Trong khi đó mỡ "tốt" HDL và chỉ số triglyceride cũng cần được kiểm soát đúng mức để tránh tăng nguy cơ bệnh tim.

Triệu chứng rối loạn mỡ máu là gì?

Thông thường hầu như tình trạng mỡ máu cao không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Để nhận biết một người có rối loạn mỡ máu sẽ không thông qua những triệu chứng cấp tính dễ nhận biết, mà thường được phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu định kỳ hoặc cho đến khi người bệnh gặp phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Đặc biệt với người trẻ tuổi thì dấu hiệu bệnh thường khó nhận biết hơn.

Tuy nhiên một số dấu hiệu cảnh báo của rối loạn mỡ máu cần đi thăm khám gồm

Lời khuyên thầy thuốc

Theo dõi chỉ số mỡ máu thông qua việc thực hiện xét nghiệm định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả dự phòng và điều trị bệnh rối loạn mỡ trong máu, cụ thể:

Đối với trường hợp dự phòng bệnh, duy trì việc xét nghiệm máu thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm có thể giúp mỗi cá nhân phát hiện sớm các rối loạn liên quan đến mỡ máu, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Đồng thời đối với quá trình điều trị bệnh, việc thực hiện xét nghiệm lipid máu định kỳ 3-6 tháng một lần sẽ giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả kiểm soát bệnh của phác đồ điều trị hiện tại. Qua đó phát hiện sớm nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm (gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch…) để có những điều chỉnh cho phác đồ điều trị trong tương lai.

Ngoài ra, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc và theo dõi hiệu quả điều trị định kỳ thì người bệnh rối loạn mỡ trong máu có thể thay đổi lối sống như: Tập thể dục đều đặn. Duy trì cân nặng hợp lý, bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia… để hỗ trợ cải thiện mức mỡ máu hiệu quả.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.