5 điều nên nhớ khi ăn sushi

![]() |
Các loại cá sống trong sushi cần được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp để giảm nguy cơ nhiễm giun sán. Ảnh: Freepik. |
Theo WebMD, cá sống là một phần quan trọng trong nhiều món sushi nhưng loại thực phẩm này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một nghiên cứu của Cơ quan Y tế bang California từng liệt kê cá sống vào nhóm thực phẩm dễ gây nhiễm trùng.
Dù cá sử dụng trong sushi thường được bảo quản và chế biến đúng quy chuẩn, nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật hoặc ký sinh trùng vẫn có thể xảy ra, đặc biệt nếu cá không được xử lý đúng cách.
Trong một số trường hợp, người ăn có thể vô tình nuốt phải ký sinh trùng như sán dây, sán lá hoặc giun tròn. Phản ứng của cơ thể với những sinh vật này thường là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Một loại giun đặc biệt là Anisakis simplex có thể gây cảm giác ngứa rát ở cổ họng, khiến người ăn ho hoặc nôn. Nếu không bị đẩy ra ngoài, ký sinh trùng này có thể bám vào thành dạ dày hoặc ruột, gây viêm cấp và đau dữ dội.
May mắn thay, việc cấp đông cá ở -20 độ C trong ít nhất 72 giờ có thể tiêu diệt các loại ký sinh trùng nguy hiểm. Dù vậy, phần lớn tủ đông tại gia không đạt được mức nhiệt độ thấp như yêu cầu. Chính vì vậy, an toàn khi ăn sushi không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu mà còn phụ thuộc vào quy trình chế biến chuyên nghiệp.
Bạn không cần phải tránh hoàn toàn sushi nếu lo lắng về cá sống. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể thưởng thức món ăn này một cách an toàn nếu tuân theo một số nguyên tắc:
Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.